Phú Sĩ, đỉnh núi cao nhất Nhật Bản, nổi tiếng linh thiêng và được UNESCO công nhận Di sản Thế giới năm 2013. Đỉnh núi cao hơn 3.700 m này quanh năm được tuyết phủ trắng, thu hút du khách đến tham gia các hoạt động tham quan, trekking, cắm trại.
Phú Sĩ, đỉnh núi cao nhất Nhật Bản, nổi tiếng linh thiêng và được UNESCO công nhận Di sản Thế giới năm 2013. Đỉnh núi cao hơn 3.700 m này quanh năm được tuyết phủ trắng, thu hút du khách đến tham gia các hoạt động tham quan, trekking, cắm trại.
Lần đầu đến Phú Sĩ vào tháng 3/2022, anh Nguyễn Văn Hoài, 28 tuổi, hiện sống ở Nhật Bản đặt mục tiêu quay lại đây “săn” khoảnh khắc đỉnh Phú Sĩ đóng băng hoàn toàn trong mùa đông.
Ngày 2/3, anh thực hiện hành trình chinh phục đỉnh Phú Sĩ lần thứ 4 trong mùa đông cùng bạn đồng hành. Hai người di chuyển từ ga Gotemba đến bãi đỗ xe dưới chân núi nghỉ qua đêm để xuất phát sớm vào ngày hôm sau.
Lần đầu đến Phú Sĩ vào tháng 3/2022, anh Nguyễn Văn Hoài, 28 tuổi, hiện sống ở Nhật Bản đặt mục tiêu quay lại đây “săn” khoảnh khắc đỉnh Phú Sĩ đóng băng hoàn toàn trong mùa đông.
Ngày 2/3, anh thực hiện hành trình chinh phục đỉnh Phú Sĩ lần thứ 4 trong mùa đông cùng bạn đồng hành. Hai người di chuyển từ ga Gotemba đến bãi đỗ xe dưới chân núi nghỉ qua đêm để xuất phát sớm vào ngày hôm sau.
7h sáng ngày 3/3, anh Hoài và bạn đồng hành bắt đầu trekking từ chân núi lên tầng 8 núi Phú Sĩ. Vào ngày đầu tiên, trời có nắng, nhiệt độ khoảng -5 độ C đến -10 độ C.
Trước đó vài ngày, Nhật Bản đón một đợt không khí lạnh, tuyết rơi nhiều, đọng lại một lớp dày 50 cm ngay từ dưới chân núi. Từ rừng cây rậm rạp phía dưới, cảnh vật trên đường dần trở nên thưa thớt khi lên cao và cuối cùng biến thành một màu trắng của tuyết bao phủ xung quanh.
Quãng đường từ chân núi lên đỉnh chênh lệch độ cao 2.300 m, dài khoảng 9 km, chia làm 10 chặng.
7h sáng ngày 3/3, anh Hoài và bạn đồng hành bắt đầu trekking từ chân núi lên tầng 8 núi Phú Sĩ. Vào ngày đầu tiên, trời có nắng, nhiệt độ khoảng -5 độ C đến -10 độ C.
Trước đó vài ngày, Nhật Bản đón một đợt không khí lạnh, tuyết rơi nhiều, đọng lại một lớp dày 50 cm ngay từ dưới chân núi. Từ rừng cây rậm rạp phía dưới, cảnh vật trên đường dần trở nên thưa thớt khi lên cao và cuối cùng biến thành một màu trắng của tuyết bao phủ xung quanh.
Quãng đường từ chân núi lên đỉnh chênh lệch độ cao 2.300 m, dài khoảng 9 km, chia làm 10 chặng.
Khi đi qua chặng thứ 5, có thể quan sát miệng núi lửa bên sườn đỉnh Hoei (miệng núi lửa phun trào gần nhất của Phú Sĩ), ở đây gió bắt đầu thổi mạnh, mây và sương mù kéo về. Lớp sương bám vào trang phục, giày, balo nhanh chóng bị đóng băng khiến di chuyển khó khăn và sự cố đã xảy ra.
Khi đi qua chặng thứ 5, có thể quan sát miệng núi lửa bên sườn đỉnh Hoei (miệng núi lửa phun trào gần nhất của Phú Sĩ), ở đây gió bắt đầu thổi mạnh, mây và sương mù kéo về. Lớp sương bám vào trang phục, giày, balo nhanh chóng bị đóng băng khiến di chuyển khó khăn và sự cố đã xảy ra.
Anh Hoài mất phán đoán phương hướng và đi vào đoạn dốc thẳng đứng do gió mạnh và sương mù dày đặc làm giảm tầm nhìn. Dù sử dụng giày đinh và rìu cầm tay nhưng bề mặt toàn tuyết khiến anh trượt ngã xuống dưới khoảng một mét.
Sau vài giây giữ nguyên vị trí, anh dùng đế giày đinh đạp mạnh vào lớp tuyết để tạo điểm tựa đặt chân. Nhưng do lớp băng dày và trơn, anh tiếp tục bị trượt ngã lần hai. “Lúc đó tim tôi như ngừng đập vài giây và trong đầu đã nghĩ đến trường hợp xấu nhất”, anh nói. Sau hai lần trượt ngã, may mắn đến lần thứ ba thử sức, anh đã tạo được điểm tựa để vượt qua đoạn nguy hiểm.
Trong ảnh là một đoạn dốc trơn trượt trước khi nhóm anh Hoài tiến đến đoạn dốc thẳng đứng.
Anh Hoài mất phán đoán phương hướng và đi vào đoạn dốc thẳng đứng do gió mạnh và sương mù dày đặc làm giảm tầm nhìn. Dù sử dụng giày đinh và rìu cầm tay nhưng bề mặt toàn tuyết khiến anh trượt ngã xuống dưới khoảng một mét.
Sau vài giây giữ nguyên vị trí, anh dùng đế giày đinh đạp mạnh vào lớp tuyết để tạo điểm tựa đặt chân. Nhưng do lớp băng dày và trơn, anh tiếp tục bị trượt ngã lần hai. “Lúc đó tim tôi như ngừng đập vài giây và trong đầu đã nghĩ đến trường hợp xấu nhất”, anh nói. Sau hai lần trượt ngã, may mắn đến lần thứ ba thử sức, anh đã tạo được điểm tựa để vượt qua đoạn nguy hiểm.
Trong ảnh là một đoạn dốc trơn trượt trước khi nhóm anh Hoài tiến đến đoạn dốc thẳng đứng.
Từ chặng thứ 6 trở đi, ngoài gió mạnh và sương mù, lớp tuyết đã đóng thành băng dày trên địa hình dốc, không khí loãng dần. Anh Hoài và bạn đồng hành dùng dây buộc vào người để giữ nhau lại, tránh rủi ro bị trượt ngã.
Ở chặng thứ 7, dài mây trắng trải dài vô tận dưới ánh chiều tà hiện ra trước mắt anh Hoài. Sau một ngày vượt tuyết vất vả, “hoàng hôn màu vàng rực ôm lấy biển mây là thành quả xứng đáng cho công sức của chúng tôi”, anh nói. Cả hai dừng lại ngắm cảnh một lúc trước khi di chuyển lên tầng 8, nơi nghỉ qua đêm.
Từ chặng thứ 6 trở đi, ngoài gió mạnh và sương mù, lớp tuyết đã đóng thành băng dày trên địa hình dốc, không khí loãng dần. Anh Hoài và bạn đồng hành dùng dây buộc vào người để giữ nhau lại, tránh rủi ro bị trượt ngã.
Ở chặng thứ 7, dài mây trắng trải dài vô tận dưới ánh chiều tà hiện ra trước mắt anh Hoài. Sau một ngày vượt tuyết vất vả, “hoàng hôn màu vàng rực ôm lấy biển mây là thành quả xứng đáng cho công sức của chúng tôi”, anh nói. Cả hai dừng lại ngắm cảnh một lúc trước khi di chuyển lên tầng 8, nơi nghỉ qua đêm.
Ngày hôm sau, nhóm anh Hoài xuất phát từ 4h30 để leo lên đỉnh dưới nhiệt độ – 20 độ C. Theo kinh nghiệm của anh Hoài, thông thường chỉ cần mất khoảng hai tiếng để đến nơi.
Tuy nhiên, từ đoạn leo thứ 8 trở đi, thời tiết khắc nghiệt hơn. Thay vì tuyết, bề mặt trở thành một tảng băng trơn trượt, đế đinh và rìu không thể xuyên qua. Những đoạn dốc lớn với những đợt gió giật mạnh liên tục khiến anh Hoài cảm giác “có thể bị quật xuống bất cứ khi nào”.
Ngày hôm sau, nhóm anh Hoài xuất phát từ 4h30 để leo lên đỉnh dưới nhiệt độ – 20 độ C. Theo kinh nghiệm của anh Hoài, thông thường chỉ cần mất khoảng hai tiếng để đến nơi.
Tuy nhiên, từ đoạn leo thứ 8 trở đi, thời tiết khắc nghiệt hơn. Thay vì tuyết, bề mặt trở thành một tảng băng trơn trượt, đế đinh và rìu không thể xuyên qua. Những đoạn dốc lớn với những đợt gió giật mạnh liên tục khiến anh Hoài cảm giác “có thể bị quật xuống bất cứ khi nào”.
Khó khăn nhất là khi qua chặng 9,5, anh gặp một đoạn dốc băng lớn và dài. Mặc dù gió lạnh khiến tay bị tê cóng, mất cảm giác và không kiểm soát được rìu, anh vẫn cố gắng bổ từng nhát rìu xuống lớp băng tìm điểm bám víu. “Chưa bao giờ tôi cảm nhận ngón chân đau như vậy vì liên tục phải bấu vào giày”,anh nói.
Từ đoạn này, anh Hoài và bạn tiếp tục buộc dây vào người, thay nhau di chuyển.
Khó khăn nhất là khi qua chặng 9,5, anh gặp một đoạn dốc băng lớn và dài. Mặc dù gió lạnh khiến tay bị tê cóng, mất cảm giác và không kiểm soát được rìu, anh vẫn cố gắng bổ từng nhát rìu xuống lớp băng tìm điểm bám víu. “Chưa bao giờ tôi cảm nhận ngón chân đau như vậy vì liên tục phải bấu vào giày”,anh nói.
Từ đoạn này, anh Hoài và bạn tiếp tục buộc dây vào người, thay nhau di chuyển.
8h, nam du khách đặt chân lên đỉnh núi Phú Sĩ. Khi đến nơi, ánh bình minh chiếu rọi, rải lên mặt tuyết màu vàng cam rực rỡ. Cổng trời và đền thần điện trên đỉnh băng phủ trắng xóa, chỉ còn phần mái hiện ra, lấp lánh dưới ánh bình minh, phía dưới là biển mây huyền ảo.
Đây là khung cảnh ít người săn được và anh Hoài đã phải đánh đổi 4 lần để bắt được khoảnh khắc “đắt giá” này. 15h cùng ngày, cả hai di chuyển xuống chân núi.
8h, nam du khách đặt chân lên đỉnh núi Phú Sĩ. Khi đến nơi, ánh bình minh chiếu rọi, rải lên mặt tuyết màu vàng cam rực rỡ. Cổng trời và đền thần điện trên đỉnh băng phủ trắng xóa, chỉ còn phần mái hiện ra, lấp lánh dưới ánh bình minh, phía dưới là biển mây huyền ảo.
Đây là khung cảnh ít người săn được và anh Hoài đã phải đánh đổi 4 lần để bắt được khoảnh khắc “đắt giá” này. 15h cùng ngày, cả hai di chuyển xuống chân núi.
Chuyến đi này anh Hoài chi khoảng 3 triệu đồng tiền xăng và phí cao tốc, 350.000 đồng mua bảo hiểm leo núi, khoảng một triệu đồng tiền ăn uống, ngủ nghỉ.
Leo núi tuyết cần khá nhiều đồ chuyên dụng, du khách nên chuẩn bị một số vật dụng cần thiết như giày chuyên dụng, đế đinh, rìu, xẻng. Hai thứ hữu dụng nhất trong chuyến đi với anh Hoài là thuốc xịt giảm đau và dây buộc để giữ an toàn cho cả hai. Nhiệt độ trên núi tuyết có thể thấp hơn so với dự báo khá nhiều, du khách cần chuẩn bị đầy đủ đồ giữ ấm để có thể chịu được nhiệt độ từ – 15 đến – 20 độ C.
Chuyến đi này anh Hoài chi khoảng 3 triệu đồng tiền xăng và phí cao tốc, 350.000 đồng mua bảo hiểm leo núi, khoảng một triệu đồng tiền ăn uống, ngủ nghỉ.
Leo núi tuyết cần khá nhiều đồ chuyên dụng, du khách nên chuẩn bị một số vật dụng cần thiết như giày chuyên dụng, đế đinh, rìu, xẻng. Hai thứ hữu dụng nhất trong chuyến đi với anh Hoài là thuốc xịt giảm đau và dây buộc để giữ an toàn cho cả hai. Nhiệt độ trên núi tuyết có thể thấp hơn so với dự báo khá nhiều, du khách cần chuẩn bị đầy đủ đồ giữ ấm để có thể chịu được nhiệt độ từ – 15 đến – 20 độ C.
Quỳnh Mai
Ảnh: Văn Hoài
- Nhật Bản thu phí leo núi Phú Sĩ, ngăn quá tải
- Lịch hoa anh đào nở ở Nhật Bản năm 2024
- Miền đất của vàng ở Nhật Bản
- Khu ổ chuột ở Tokyo trong mắt khách Việt
- Một ngày làm lãnh chúa phong kiến Nhật Bản