Đền Choọng tọa lạc trên đồi đất hình mâm xôi Pu Đên, thuộc bản Choọng, xã Châu Lý, huyện Quỳ Hợp. Đền nằm ở vị trí đắc địa, từ trên đỉnh đồi có thể quan sát được hết các bản làng, phía dưới là dòng sông Nậm Choọng chảy về xuôi, bãi đất rộng trước di tích là nơi dân thập phương thường về trao đổi hàng hóa, xem diễn tích trò…
Đền Choọng được UBND tỉnh Nghệ An xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2015.
Đền Choọng tọa lạc trên đồi đất hình mâm xôi Pu Đên, thuộc bản Choọng, xã Châu Lý, huyện Quỳ Hợp. Đền nằm ở vị trí đắc địa, từ trên đỉnh đồi có thể quan sát được hết các bản làng, phía dưới là dòng sông Nậm Choọng chảy về xuôi, bãi đất rộng trước di tích là nơi dân thập phương thường về trao đổi hàng hóa, xem diễn tích trò…
Đền Choọng được UBND tỉnh Nghệ An xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2015.
Đền Choọng thờ Nang Phốm Hóm, tiếng Thái nghĩa là “nàng tóc thơm”. Tượng Phốm Hóm được đúc bằng đồng theo mẫu một người phụ nữ người Thái trong trang phục truyền thống, đầu đội khăn piêu, mặc áo cóm đính hai hàng khuy ở giữa, váy khắc hình hoa văn, đặt tại thượng điện.
Tương truyền, Phốm Hóm là người con gái Thái thông minh, xinh đẹp nhất Mường Choọng. Mái tóc của nàng luôn thoang thoảng hương thơm hoa rừng, đi đến đâu là mang theo may mắn và niềm vui tới đó.
Năm 1425, trong thời gian cùng Lê Lợi chống quân Minh ở miền tây Nghệ An, một tướng tài của nghĩa quân Lam Sơn đã đem lòng yêu thương và hẹn thề nên duyên với Phốm Hóm. Nàng Phốm Hóm được tin cậy giao đảm trách việc gom góp lương thực nuôi quân, hàng ngày cô đến từng nhà hướng dẫn người dân trong vùng làm ra thật nhiều lúa gạo, ươm tơ dệt vải để phục vụ kháng chiến trường kỳ. Nhờ sự giúp đỡ của “nàng tóc thơm” và dân làng, nghĩa quân Lam Sơn liên tục giành thắng lợi, giải phóng cả vùng Hoan Châu rộng lớn.
Đền Choọng thờ Nang Phốm Hóm, tiếng Thái nghĩa là “nàng tóc thơm”. Tượng Phốm Hóm được đúc bằng đồng theo mẫu một người phụ nữ người Thái trong trang phục truyền thống, đầu đội khăn piêu, mặc áo cóm đính hai hàng khuy ở giữa, váy khắc hình hoa văn, đặt tại thượng điện.
Tương truyền, Phốm Hóm là người con gái Thái thông minh, xinh đẹp nhất Mường Choọng. Mái tóc của nàng luôn thoang thoảng hương thơm hoa rừng, đi đến đâu là mang theo may mắn và niềm vui tới đó.
Năm 1425, trong thời gian cùng Lê Lợi chống quân Minh ở miền tây Nghệ An, một tướng tài của nghĩa quân Lam Sơn đã đem lòng yêu thương và hẹn thề nên duyên với Phốm Hóm. Nàng Phốm Hóm được tin cậy giao đảm trách việc gom góp lương thực nuôi quân, hàng ngày cô đến từng nhà hướng dẫn người dân trong vùng làm ra thật nhiều lúa gạo, ươm tơ dệt vải để phục vụ kháng chiến trường kỳ. Nhờ sự giúp đỡ của “nàng tóc thơm” và dân làng, nghĩa quân Lam Sơn liên tục giành thắng lợi, giải phóng cả vùng Hoan Châu rộng lớn.
Khi tình yêu với tướng quân đang đơm hoa kết trái thì tai họa ập đến. Một buổi chiều, Phốm Hóm ra sông Nậm Choọng gội đầu, không may trượt ngã và bị dòng nước dữ cuốn trôi. Nhận tin, vị tướng tức tốc quay về, cho quân lính đào xới đất đá chất thành núi để tìm người yêu song không thấy. Tiếc thương “nàng tóc thơm”, người dân trong vùng đã lập đền thờ trên đồi đất mà nghĩa quân Lam Sơn ngày đêm xới tìm.
Gần 600 năm tồn tại, đền Choọng bị tàn phá, chỉ còn sót lại những tảng đá kê chân cột. Dấu tích đền xưa nay chỉ còn 16 viên đá, được nhà chức trách khoanh vùng, đặt một góc trong khuôn viên di tích để thờ cúng.
Khi tình yêu với tướng quân đang đơm hoa kết trái thì tai họa ập đến. Một buổi chiều, Phốm Hóm ra sông Nậm Choọng gội đầu, không may trượt ngã và bị dòng nước dữ cuốn trôi. Nhận tin, vị tướng tức tốc quay về, cho quân lính đào xới đất đá chất thành núi để tìm người yêu song không thấy. Tiếc thương “nàng tóc thơm”, người dân trong vùng đã lập đền thờ trên đồi đất mà nghĩa quân Lam Sơn ngày đêm xới tìm.
Gần 600 năm tồn tại, đền Choọng bị tàn phá, chỉ còn sót lại những tảng đá kê chân cột. Dấu tích đền xưa nay chỉ còn 16 viên đá, được nhà chức trách khoanh vùng, đặt một góc trong khuôn viên di tích để thờ cúng.
Năm 2013, đền Choọng được tôn tạo, phục dựng trên nền cũ trong khuôn viên rộng hơn 9 ha ở bản Choọng, xã Châu Lý. Công trình gồm các hạng mục thượng điện, hạ điện, nhà tả vu, hữu vu, cổng tam quan…
Tòa trung điện xây bằng gạch, đặt ở lối lên xuống đầu tiên, phía trước có lư hương, xung quanh cây cối bao phủ tạo nên không gian thoáng mát.
Năm 2013, đền Choọng được tôn tạo, phục dựng trên nền cũ trong khuôn viên rộng hơn 9 ha ở bản Choọng, xã Châu Lý. Công trình gồm các hạng mục thượng điện, hạ điện, nhà tả vu, hữu vu, cổng tam quan…
Tòa trung điện xây bằng gạch, đặt ở lối lên xuống đầu tiên, phía trước có lư hương, xung quanh cây cối bao phủ tạo nên không gian thoáng mát.
Phía trong tòa trung điện là gian thờ cúng. Vào ngày rằm, mùng một và lễ Tết, người dân huyện Quỳ Hợp và các vùng lân cận thường mang lễ vật đến đền dâng hương, thờ cúng, cầu may mắn trong cuộc sống.
Phía trong tòa trung điện là gian thờ cúng. Vào ngày rằm, mùng một và lễ Tết, người dân huyện Quỳ Hợp và các vùng lân cận thường mang lễ vật đến đền dâng hương, thờ cúng, cầu may mắn trong cuộc sống.
Tại đền Choọng còn lưu giữ nhiều cổ vật, các nhạc cụ như cồng chiêng, gắn liền với đời sống văn hóa của người dân vùng cao Nghệ An.
Tại đền Choọng còn lưu giữ nhiều cổ vật, các nhạc cụ như cồng chiêng, gắn liền với đời sống văn hóa của người dân vùng cao Nghệ An.
Để lên xuống các tòa điện, du khách phải di chuyển qua nhiều bậc thang.
Để lên xuống các tòa điện, du khách phải di chuyển qua nhiều bậc thang.
Trước đây, tòa thượng điện kết cấu 3 gian, làm bằng gỗ lim, các cột bên trong chạm trổ cách điệu hình rồng chầu, phía mái trên lợp tranh, xung quanh thưng ván chắc chắn. Tòa nhà sau khi phục dựng lợp ngói đỏ, tường xây và ốp gạch, các cửa chính vẫn được làm bằng gỗ.
Trước đây, tòa thượng điện kết cấu 3 gian, làm bằng gỗ lim, các cột bên trong chạm trổ cách điệu hình rồng chầu, phía mái trên lợp tranh, xung quanh thưng ván chắc chắn. Tòa nhà sau khi phục dựng lợp ngói đỏ, tường xây và ốp gạch, các cửa chính vẫn được làm bằng gỗ.
Trên mái các tòa điện là rồng chầu.
Trên mái các tòa điện là rồng chầu.
“Sự tích về nàng Phốm Hóm giúp mọi người hiểu thêm về công lao của các bậc tiền nhân xưa. Mỗi lần đến đền dâng hương, tôi cảm thấy lòng thư thái, nhẹ nhõm”, chị Thái Hậu, du khách đến từ TP Vinh, nói.
Hằng năm, đền Choọng có các lễ chính gồm: Đám Lục ngoạt tổ chức vào rằm tháng 6; lễ khai niên diễn ra suốt tháng Giêng và lễ tạ cuối năm dịp 25-26 tháng Chạp. Mỗi năm di tích thu hút hàng nghìn du khách đến dâng hương, vãn cảnh, nghiên cứu các giá trị lịch sử văn hóa.
“Sự tích về nàng Phốm Hóm giúp mọi người hiểu thêm về công lao của các bậc tiền nhân xưa. Mỗi lần đến đền dâng hương, tôi cảm thấy lòng thư thái, nhẹ nhõm”, chị Thái Hậu, du khách đến từ TP Vinh, nói.
Hằng năm, đền Choọng có các lễ chính gồm: Đám Lục ngoạt tổ chức vào rằm tháng 6; lễ khai niên diễn ra suốt tháng Giêng và lễ tạ cuối năm dịp 25-26 tháng Chạp. Mỗi năm di tích thu hút hàng nghìn du khách đến dâng hương, vãn cảnh, nghiên cứu các giá trị lịch sử văn hóa.
Đức Hùng