Phạm Trung Hiếu, đồng sáng lập tiệm bánh Hata Tata từ năm 2023, từng sống 25 năm ở Khariv, Ukraine, cho biết món shawarma được bán nhiều ở Ukraine từ khi anh còn nhỏ bởi những người đến từ vùng Trung Đông. Hiện nay, món này rất phổ biến trên đường phố Ukraine.
Trở về Việt Nam vì xung đột ở Ukraine, anh quyết định mở một tiệm bánh shawarma nhỏ như một cách nhớ về hương vị quen thuộc thời ấu thơ.
Trong hình là một chiếc bánh shawarma vị BBQ được cắt đôi, phần nhân gồm thịt lợn, phô mai, khoai tây chiên, dưa chuột, ngô, sốt. Đây là một kiểu biến tấu của nhà hàng bởi shawarma truyền thống chỉ dùng thịt gà, thịt cừu.
Phạm Trung Hiếu, đồng sáng lập tiệm bánh Hata Tata từ năm 2023, từng sống 25 năm ở Khariv, Ukraine, cho biết món shawarma được bán nhiều ở Ukraine từ khi anh còn nhỏ bởi những người đến từ vùng Trung Đông. Hiện nay, món này rất phổ biến trên đường phố Ukraine.
Trở về Việt Nam vì xung đột ở Ukraine, anh quyết định mở một tiệm bánh shawarma nhỏ như một cách nhớ về hương vị quen thuộc thời ấu thơ.
Trong hình là một chiếc bánh shawarma vị BBQ được cắt đôi, phần nhân gồm thịt lợn, phô mai, khoai tây chiên, dưa chuột, ngô, sốt. Đây là một kiểu biến tấu của nhà hàng bởi shawarma truyền thống chỉ dùng thịt gà, thịt cừu.
Tầng một của quán là quầy gọi đồ và gian bếp, tầng trên có không gian cho khách ăn tại chỗ.
Các món chính trong thực đơn của quán đều phổ biến ở Ukraine như shawrma, gà Kyiv hay crepe. Shawarma là loại đắt nhất, giá từ 75.000 đồng đến 120.000 đồng, tùy loại nhân và kích cỡ.
Tầng một của quán là quầy gọi đồ và gian bếp, tầng trên có không gian cho khách ăn tại chỗ.
Các món chính trong thực đơn của quán đều phổ biến ở Ukraine như shawrma, gà Kyiv hay crepe. Shawarma là loại đắt nhất, giá từ 75.000 đồng đến 120.000 đồng, tùy loại nhân và kích cỡ.
Theo bách khoa toàn thư Britannica, shawarma ra đời từ thời đế quốc Ottoman. Ở Trung Đông ngày nay, shawarma được xem như món ăn dân tộc của nhiều quốc gia như Lebanon, Jordan. Phần nhân chủ yếu là thịt gà ăn cùng rau mùi, tiêu đen, thì là và một số loại gia vị tạo mùi thơm khác. Nó được cuộn trong bánh mì pita hoặc ăn cùng món hummus – một món Trung Đông làm từ đậu gà nấu chín, nghiền nhuyễn.
Hiện shawarma có khá nhiều biến thể trên thế giới. Ví dụ, tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, người ta thường bán shawarma thịt cừu, ăn kèm cà chua nướng. Tại chính Trung Đông, các biến thể shawarma kèm khoai tây chiên cũng xuất hiện ở một số vùng.
Theo bách khoa toàn thư Britannica, shawarma ra đời từ thời đế quốc Ottoman. Ở Trung Đông ngày nay, shawarma được xem như món ăn dân tộc của nhiều quốc gia như Lebanon, Jordan. Phần nhân chủ yếu là thịt gà ăn cùng rau mùi, tiêu đen, thì là và một số loại gia vị tạo mùi thơm khác. Nó được cuộn trong bánh mì pita hoặc ăn cùng món hummus – một món Trung Đông làm từ đậu gà nấu chín, nghiền nhuyễn.
Hiện shawarma có khá nhiều biến thể trên thế giới. Ví dụ, tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, người ta thường bán shawarma thịt cừu, ăn kèm cà chua nướng. Tại chính Trung Đông, các biến thể shawarma kèm khoai tây chiên cũng xuất hiện ở một số vùng.
Chủ quán cho biết vỏ bánh được nhập từ Ba Lan để đảm bảo chuẩn hương vị anh từng ăn khi ở Ukraine. Hai năm trước, khi mới mở, anh sử dụng loại vỏ shawarma sản xuất tại Việt Nam nhưng thấy “không ổn” vì bị mềm.
Trong ảnh là phần nhân trong bánh shawarma hải sản, với phô mai, tôm, mực, cà chua, cải tím và sốt tomyum. Theo chủ quán, ở Ukraine, người dân chuộng bắp cải xanh hơn nhưng anh cố tình thay đổi để tạo ra các biến tấu khác biệt.
Ngoài ra, nhiều vùng ở Ukraine cũng bán bánh shawarma ăn kèm với dưa chuột muối. Tuy nhiên, chủ quán cho rằng dưa chuột muối sẽ không hợp với khẩu vị của người Việt khi ăn một món giống bánh mì.
Chủ quán cho biết vỏ bánh được nhập từ Ba Lan để đảm bảo chuẩn hương vị anh từng ăn khi ở Ukraine. Hai năm trước, khi mới mở, anh sử dụng loại vỏ shawarma sản xuất tại Việt Nam nhưng thấy “không ổn” vì bị mềm.
Trong ảnh là phần nhân trong bánh shawarma hải sản, với phô mai, tôm, mực, cà chua, cải tím và sốt tomyum. Theo chủ quán, ở Ukraine, người dân chuộng bắp cải xanh hơn nhưng anh cố tình thay đổi để tạo ra các biến tấu khác biệt.
Ngoài ra, nhiều vùng ở Ukraine cũng bán bánh shawarma ăn kèm với dưa chuột muối. Tuy nhiên, chủ quán cho rằng dưa chuột muối sẽ không hợp với khẩu vị của người Việt khi ăn một món giống bánh mì.
Quán có 5 màu vỏ bánh, tương ứng với 5 loại nhân gồm truyền thống (trắng), BBQ (hồng), cheeseburger (đen), hải sản (cam) và pizza (xanh lá). Vỏ bánh chỉ khác màu, hương vị đem lại như nhau nhưng du khách không được chọn màu vỏ. Đây là cách quán áp dụng để không gây xáo trộn trong bếp.
Quán có 5 màu vỏ bánh, tương ứng với 5 loại nhân gồm truyền thống (trắng), BBQ (hồng), cheeseburger (đen), hải sản (cam) và pizza (xanh lá). Vỏ bánh chỉ khác màu, hương vị đem lại như nhau nhưng du khách không được chọn màu vỏ. Đây là cách quán áp dụng để không gây xáo trộn trong bếp.
Ngoài ra, mỗi loại bánh sẽ được dùng một loại sốt tương ứng. Ví dụ, bánh pizza dùng sốt pizza; bánh truyền thống sử dụng sốt tỏi; hải sản có sốt tomyum; BBQ dùng sốt BBQ và cheese burger ăn cùng sốt paprika đem tới vị ngậy và mùi khói thoang thoảng.
Các loại sốt cũng được biến tấu để phù hợp với khẩu vị người Việt. Chủ quán chia sẻ người Ukraine có thói quen ăn sốt làm từ kem chua và mayonaise. Tuy nhiên, vị kem chua không phổ biến với người Việt và giá cao nên đã được lược bỏ, thay thế bằng nguyên liệu khác.
Ngoài ra, mỗi loại bánh sẽ được dùng một loại sốt tương ứng. Ví dụ, bánh pizza dùng sốt pizza; bánh truyền thống sử dụng sốt tỏi; hải sản có sốt tomyum; BBQ dùng sốt BBQ và cheese burger ăn cùng sốt paprika đem tới vị ngậy và mùi khói thoang thoảng.
Các loại sốt cũng được biến tấu để phù hợp với khẩu vị người Việt. Chủ quán chia sẻ người Ukraine có thói quen ăn sốt làm từ kem chua và mayonaise. Tuy nhiên, vị kem chua không phổ biến với người Việt và giá cao nên đã được lược bỏ, thay thế bằng nguyên liệu khác.
Sau khi cuộn chặt, bánh được đặt vào máy nướng để nhân bên trong nóng và vỏ ngoài giòn.
Hoài Thương, sống tại Hà Đông, lần đầu đến quán ăn thử sau khi xem một số video trên mạng. Cô nhận xét loại bánh này có hình thức giống với tacos Pháp nhưng phần nhân ít hơn nên không nhanh ngán.
“Bánh này nên ăn ngay khi nóng để cảm nhận vị nước sốt thơm ngậy trong miệng”, cô nói và cho biết thích vị truyền thống, không ấn tượng với vị hải sản.
Sau khi cuộn chặt, bánh được đặt vào máy nướng để nhân bên trong nóng và vỏ ngoài giòn.
Hoài Thương, sống tại Hà Đông, lần đầu đến quán ăn thử sau khi xem một số video trên mạng. Cô nhận xét loại bánh này có hình thức giống với tacos Pháp nhưng phần nhân ít hơn nên không nhanh ngán.
“Bánh này nên ăn ngay khi nóng để cảm nhận vị nước sốt thơm ngậy trong miệng”, cô nói và cho biết thích vị truyền thống, không ấn tượng với vị hải sản.
Món bánh gà Ukraine có giá 39.000 đồng, có thể gọi thêm sốt chấm với giá 10.000 đồng. Chủ quán chia sẻ món này cũng phổ biến ở Ukraine không kém shawarma, thậm chí có những cửa hàng chỉ chuyên bán món gà Kyiv.
Món bánh gà Ukraine có giá 39.000 đồng, có thể gọi thêm sốt chấm với giá 10.000 đồng. Chủ quán chia sẻ món này cũng phổ biến ở Ukraine không kém shawarma, thậm chí có những cửa hàng chỉ chuyên bán món gà Kyiv.
Phần nhân gồm ức gà, thì là và bơ lạt. Bột chiên bánh cũng được quán làm thủ công bằng cách xay bánh mì, không dùng đồ bán sẵn. Món này khác hoàn toàn so với những chiếc bánh gà kiểu Hàn Quốc vốn quen thuộc với giới trẻ Việt Nam. Phần vỏ được chiên vừa tới, không khô. Khi cắt bánh, phần bơ quyện với vị thì là tạo nên mùi hương thơm ngậy.
Phần nhân gồm ức gà, thì là và bơ lạt. Bột chiên bánh cũng được quán làm thủ công bằng cách xay bánh mì, không dùng đồ bán sẵn. Món này khác hoàn toàn so với những chiếc bánh gà kiểu Hàn Quốc vốn quen thuộc với giới trẻ Việt Nam. Phần vỏ được chiên vừa tới, không khô. Khi cắt bánh, phần bơ quyện với vị thì là tạo nên mùi hương thơm ngậy.
Tú Nguyễn
Ảnh: Giang Huy