Nằm ở tả ngạn sông Lam, giáp với huyện Con Cuông, Tam Sơn là xã vùng sâu vùng xa của huyện Anh Sơn. Nơi đây bốn bề sông núi và đồng ruộng, cảnh sắc sơn thủy hữu tình. Giữa tháng 3, trên các ngả đường dẫn vào xã, hàng chục gốc cây gạo cổ thụ nở hoa đỏ rực.
Nằm ở tả ngạn sông Lam, giáp với huyện Con Cuông, Tam Sơn là xã vùng sâu vùng xa của huyện Anh Sơn. Nơi đây bốn bề sông núi và đồng ruộng, cảnh sắc sơn thủy hữu tình. Giữa tháng 3, trên các ngả đường dẫn vào xã, hàng chục gốc cây gạo cổ thụ nở hoa đỏ rực.
Ngày 12-15/3, UBND xã Tam Sơn tổ chức lễ hội hoa gạo lần thứ nhất với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao. Sự kiện thu hút hàng nghìn người dân, du khách trong vùng tham gia.
“Lễ hội nhằm bảo tồn, phát huy giá trị cây gạo và các di tích lịch sử văn hóa; góp phần quảng bá hình ảnh vùng đất, con người, tiềm năng du lịch trên địa bàn”, ông Nguyễn Văn Quế, Chủ tịch xã Tam Sơn, nói.
Đây là lần đầu Nghệ An có lễ hội hoa gạo.
Ngày 12-15/3, UBND xã Tam Sơn tổ chức lễ hội hoa gạo lần thứ nhất với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao. Sự kiện thu hút hàng nghìn người dân, du khách trong vùng tham gia.
“Lễ hội nhằm bảo tồn, phát huy giá trị cây gạo và các di tích lịch sử văn hóa; góp phần quảng bá hình ảnh vùng đất, con người, tiềm năng du lịch trên địa bàn”, ông Nguyễn Văn Quế, Chủ tịch xã Tam Sơn, nói.
Đây là lần đầu Nghệ An có lễ hội hoa gạo.
Điểm nhấn của lễ hội là những hàng cây gạo mọc gần nhau trên con đường dẫn vào sân vận động trung tâm xã Tam Sơn. Nhìn từ xa, hoa gạo bung nở tạo nên những vệt đỏ rực, nổi bật trước dãy núi đá vôi.
Điểm nhấn của lễ hội là những hàng cây gạo mọc gần nhau trên con đường dẫn vào sân vận động trung tâm xã Tam Sơn. Nhìn từ xa, hoa gạo bung nở tạo nên những vệt đỏ rực, nổi bật trước dãy núi đá vôi.
Hoa gạo (còn gọi là hoa mộc miên) thường nở vào tháng 3. Hoa gạo có 5 cánh lớn màu đỏ tươi, gắn với miền quê, con sông, triền đê mái đình, cổng làng… Vào mùa hoa, cây trút lá rồi bung nở rộ.
“Bao giờ đom đóm bay ra/Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng”, người xưa quan niệm hoa gạo là tín hiệu để nhận biết sự giao mùa và đổi giống cây trồng cho phù hợp.
Hoa gạo (còn gọi là hoa mộc miên) thường nở vào tháng 3. Hoa gạo có 5 cánh lớn màu đỏ tươi, gắn với miền quê, con sông, triền đê mái đình, cổng làng… Vào mùa hoa, cây trút lá rồi bung nở rộ.
“Bao giờ đom đóm bay ra/Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng”, người xưa quan niệm hoa gạo là tín hiệu để nhận biết sự giao mùa và đổi giống cây trồng cho phù hợp.
Các cây gạo ở xã Tam Sơn trồng hàng chục năm trước, một số cây cổ thụ hơn 100 tuổi. Dịp này thời tiết thuận lợi, trời không mưa nên những bông gạo liên tục bung nở, “tỏa sáng” dưới nắng nhẹ. Du khách thường để máy ảnh, điện thoại dưới gốc cây chụp hướng lên nhằm tạo sự ấn tượng.
Cây gạo là họ thân gỗ, tán tròn. Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ, được trồng phổ biến tại nhiều nơi ở châu Á như Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Hong Kong, Đài Loan và miền Nam Trung Quốc.
Các cây gạo ở xã Tam Sơn trồng hàng chục năm trước, một số cây cổ thụ hơn 100 tuổi. Dịp này thời tiết thuận lợi, trời không mưa nên những bông gạo liên tục bung nở, “tỏa sáng” dưới nắng nhẹ. Du khách thường để máy ảnh, điện thoại dưới gốc cây chụp hướng lên nhằm tạo sự ấn tượng.
Cây gạo là họ thân gỗ, tán tròn. Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ, được trồng phổ biến tại nhiều nơi ở châu Á như Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Hong Kong, Đài Loan và miền Nam Trung Quốc.
Du khách đến lễ hội thường rủ nhau đi ra “cung đường hoa gạo” nằm cách sân vận động xã khoảng 100 m để chụp hình check in.
Các cô gái thường chọn áo dài, trang phục thổ cẩm truyền thống, dùng nón tạo dáng dưới các gốc cây gạo. Ảnh: Rạng Đông
Du khách đến lễ hội thường rủ nhau đi ra “cung đường hoa gạo” nằm cách sân vận động xã khoảng 100 m để chụp hình check in.
Các cô gái thường chọn áo dài, trang phục thổ cẩm truyền thống, dùng nón tạo dáng dưới các gốc cây gạo. Ảnh: Rạng Đông
Hoa gạo đỏ rực trên nền xanh của bãi bồi ven sông Lam sở xã Tam Sơn. Sắc đỏ này được duy trì đến đầu tháng 4, sau đó cành bắt đầu ra lá non.
Hoa gạo đỏ rực trên nền xanh của bãi bồi ven sông Lam sở xã Tam Sơn. Sắc đỏ này được duy trì đến đầu tháng 4, sau đó cành bắt đầu ra lá non.
Ngả đường dẫn vào xã Tam Sơn trở nên yên bình dưới bóng những gốc gạo cổ thụ. “Ngắm nhìn khung cảnh làng quê, tôi cảm thấy tinh thần thư thái, lòng nhẹ nhõm sau chuỗi ngày làm việc căng thẳng”, chị Thanh Tâm, 30 tuổi, du khách đến từ TP Vinh cho hay.
Ngả đường dẫn vào xã Tam Sơn trở nên yên bình dưới bóng những gốc gạo cổ thụ. “Ngắm nhìn khung cảnh làng quê, tôi cảm thấy tinh thần thư thái, lòng nhẹ nhõm sau chuỗi ngày làm việc căng thẳng”, chị Thanh Tâm, 30 tuổi, du khách đến từ TP Vinh cho hay.
Thiếu nữ diện trang phục truyền thống, nhặt các bông hoa gạo rụng dưới đất xếp thành hình trái tim rồi tạo dáng chụp ảnh check in. Ảnh: Rạng Đông
Thiếu nữ diện trang phục truyền thống, nhặt các bông hoa gạo rụng dưới đất xếp thành hình trái tim rồi tạo dáng chụp ảnh check in. Ảnh: Rạng Đông
Lãnh đạo xã Tam Sơn đánh giá sau 4 ngày tổ chức lễ hội, hình ảnh thiên nhiên, con người, văn hóa, ẩm thực trên địa bàn được đông đảo người dân và du khách biết tới. Địa phương đang trồng thêm hàng trăm gốc hoa gạo để có thể “phủ đỏ” các ngả đường mỗi dịp tháng 3 về.
Lãnh đạo xã Tam Sơn đánh giá sau 4 ngày tổ chức lễ hội, hình ảnh thiên nhiên, con người, văn hóa, ẩm thực trên địa bàn được đông đảo người dân và du khách biết tới. Địa phương đang trồng thêm hàng trăm gốc hoa gạo để có thể “phủ đỏ” các ngả đường mỗi dịp tháng 3 về.
Bên cạnh chiêm ngưỡng hoa gạo, du khách đến lễ hội còn được xem đua thuyền truyền thống trên sông Lam, thi đấu bóng chuyền nam nữ, hát dân ca cùng các chương trình văn nghệ quần chúng… Ảnh: Rạng Đông
Bên cạnh chiêm ngưỡng hoa gạo, du khách đến lễ hội còn được xem đua thuyền truyền thống trên sông Lam, thi đấu bóng chuyền nam nữ, hát dân ca cùng các chương trình văn nghệ quần chúng… Ảnh: Rạng Đông
Đức Hùng