Nghề làm hương ở xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, đã hình thành hơn trăm năm. Ban đầu, se hương xuất hiện ở thôn Phú Lương Thượng, dần lan sang các thôn khác như Đạo Tú, Cầu Bầu, Xà Cầu.
Trải qua trăm năm phát triển, hương của làng Quảng Phú Cầu trở nên nổi tiếng với chất lượng sản phẩm tốt, mẫu mã đa dạng. Hiện nay, hợp tác xã hương Quảng Phú Cầu có khoảng 3.000 hộ tham gia sản xuất.
Nổi tiếng với vẻ đẹp của những bó hương nhuộm đủ sắc màu, du khách đến đây ngày một nhiều. Quảng Phú Cầu trở thành một điểm du lịch và người dân cũng dân chuyển mình làm dịch vụ bên cạnh nghề truyền thống.
Nghề làm hương ở xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, đã hình thành hơn trăm năm. Ban đầu, se hương xuất hiện ở thôn Phú Lương Thượng, dần lan sang các thôn khác như Đạo Tú, Cầu Bầu, Xà Cầu.
Trải qua trăm năm phát triển, hương của làng Quảng Phú Cầu trở nên nổi tiếng với chất lượng sản phẩm tốt, mẫu mã đa dạng. Hiện nay, hợp tác xã hương Quảng Phú Cầu có khoảng 3.000 hộ tham gia sản xuất.
Nổi tiếng với vẻ đẹp của những bó hương nhuộm đủ sắc màu, du khách đến đây ngày một nhiều. Quảng Phú Cầu trở thành một điểm du lịch và người dân cũng dân chuyển mình làm dịch vụ bên cạnh nghề truyền thống.
Tại sân đình Cầu Bầu, du khách có thể tham quan, chụp ảnh và tra cứu thông tin về làng hương Quảng Phú Cầu. Đây là điểm du lịch cấp thành phố đầu tiên của toàn xã, được thành lập vào ngày 25/2/2023.
Trưởng thôn Cầu Bầu – Nguyễn Đình Đảm cho biết lượng khách đến làng thường đông từ tháng 8, ngày cao điểm có thể đón tới 300 khách. 80% khách du lịch tới đây là người nước ngoài.
“Việc phát triển du lịch thay đổi bộ mặt của làng hương này. Nhịp sống nhộn nhịp hơn và trẻ con cũng tích cực học hỏi, nói chuyện với khách nước ngoài”, anh Đảm nói.
Tại sân đình Cầu Bầu, du khách có thể tham quan, chụp ảnh và tra cứu thông tin về làng hương Quảng Phú Cầu. Đây là điểm du lịch cấp thành phố đầu tiên của toàn xã, được thành lập vào ngày 25/2/2023.
Trưởng thôn Cầu Bầu – Nguyễn Đình Đảm cho biết lượng khách đến làng thường đông từ tháng 8, ngày cao điểm có thể đón tới 300 khách. 80% khách du lịch tới đây là người nước ngoài.
“Việc phát triển du lịch thay đổi bộ mặt của làng hương này. Nhịp sống nhộn nhịp hơn và trẻ con cũng tích cực học hỏi, nói chuyện với khách nước ngoài”, anh Đảm nói.
Tuy được khách quốc tế chú ý hơn trong hai năm trở lại đây, việc phát triển du lịch ở xã Quảng Phú Cầu không dễ. Các hộ kinh doanh hương truyền thống chưa mặn mà đầu tư, trưng bày, tạo điểm check in cho khách. Anh Đảm nói để xây dựng điểm tham quan đầu tiên ở sân đình Cầu Bầu, xã đã trải qua quá trình khó khăn để người dân cùng tham gia đầu tư, quảng bá.
Tuy được khách quốc tế chú ý hơn trong hai năm trở lại đây, việc phát triển du lịch ở xã Quảng Phú Cầu không dễ. Các hộ kinh doanh hương truyền thống chưa mặn mà đầu tư, trưng bày, tạo điểm check in cho khách. Anh Đảm nói để xây dựng điểm tham quan đầu tiên ở sân đình Cầu Bầu, xã đã trải qua quá trình khó khăn để người dân cùng tham gia đầu tư, quảng bá.
Chiều 6/2, một gia đình 10 người từ Argentina tới làng hương Quảng Phú Cầu để tham quan sau khi khám phá vịnh Hạ Long. Nhóm khách dành khoảng một giờ để chụp ảnh ở một số khu vực được tạo hình lá cờ, chữ S – biểu tượng của Việt Nam, đồng thời tìm hiểu công đoạn se hương thủ công.
Với 50.000 đồng mỗi người để chụp ảnh, Natasha (hàng dưới, thứ hai từ trái sang) nhận xét làng hương “đẹp và thú vị”. Cô ấn tượng với cách các gia đình cùng nhau làm việc để sản xuất hương và gìn giữ nét đẹp văn hóa của Việt Nam.
“Đây là ngôi làng đầu tiên ở Hà Nội chúng tôi được tham quan. Thật thú vị khi được hiểu hơn về cuộc sống của người dân bên ngoài thành phố”, cô nói.
Chiều 6/2, một gia đình 10 người từ Argentina tới làng hương Quảng Phú Cầu để tham quan sau khi khám phá vịnh Hạ Long. Nhóm khách dành khoảng một giờ để chụp ảnh ở một số khu vực được tạo hình lá cờ, chữ S – biểu tượng của Việt Nam, đồng thời tìm hiểu công đoạn se hương thủ công.
Với 50.000 đồng mỗi người để chụp ảnh, Natasha (hàng dưới, thứ hai từ trái sang) nhận xét làng hương “đẹp và thú vị”. Cô ấn tượng với cách các gia đình cùng nhau làm việc để sản xuất hương và gìn giữ nét đẹp văn hóa của Việt Nam.
“Đây là ngôi làng đầu tiên ở Hà Nội chúng tôi được tham quan. Thật thú vị khi được hiểu hơn về cuộc sống của người dân bên ngoài thành phố”, cô nói.
Ông Nguyễn Văn Bản, 69 tuổi, chủ một hộ làm hương lâu đời trong làng, chỉnh lại bó hương sau khi du khách đến tham quan.
Chăm sóc, sắp xếp các bó hương để hình khối luôn hoàn hảo là công việc hiện nay của ông. Từ người làm hương truyền thống, ông tham chuyển sang làm quản lý điểm du lịch ở đình thôn Cầu Bầu để các con tập trung công việc kinh doanh hàng ngày.
Ông Nguyễn Văn Bản, 69 tuổi, chủ một hộ làm hương lâu đời trong làng, chỉnh lại bó hương sau khi du khách đến tham quan.
Chăm sóc, sắp xếp các bó hương để hình khối luôn hoàn hảo là công việc hiện nay của ông. Từ người làm hương truyền thống, ông tham chuyển sang làm quản lý điểm du lịch ở đình thôn Cầu Bầu để các con tập trung công việc kinh doanh hàng ngày.
Chị Đặng Thị Hoa, 42 tuổi, là thế hệ thứ tư trong gia đình làm hương có truyền thống trăm năm ở xóm Bầu Nam, thôn Cầu Bầu, cũng là một trong những người đầu tiên tham gia phát triển du lịch ở xã Quảng Phú Cầu. Chị phụ trách những công đoạn như nhuộm hương, tạo hình chữ S ở sân đình. Chị cho biết số tiền từ việc tham gia phát triển du lịch chưa đáng kể so với công việc truyền thống.
Theo chị, nhuộm chân hương với các màu sặc sỡ như xanh lá, xanh dương, tím, vàng chỉ mới xuất hiện ba năm trở lại đây. Truyền thống của làng là chân hương màu đỏ và hồng cánh sen.
Sau khoảng nửa năm, chân hương ở đình thôn sẽ được thay thế. Thời gian thay phụ thuộc vào việc bảo quản, thời tiết. Nếu nắng nhiều, màu nhanh phai, mưa nhiều sẽ ẩm mốc.
Chị Đặng Thị Hoa, 42 tuổi, là thế hệ thứ tư trong gia đình làm hương có truyền thống trăm năm ở xóm Bầu Nam, thôn Cầu Bầu, cũng là một trong những người đầu tiên tham gia phát triển du lịch ở xã Quảng Phú Cầu. Chị phụ trách những công đoạn như nhuộm hương, tạo hình chữ S ở sân đình. Chị cho biết số tiền từ việc tham gia phát triển du lịch chưa đáng kể so với công việc truyền thống.
Theo chị, nhuộm chân hương với các màu sặc sỡ như xanh lá, xanh dương, tím, vàng chỉ mới xuất hiện ba năm trở lại đây. Truyền thống của làng là chân hương màu đỏ và hồng cánh sen.
Sau khoảng nửa năm, chân hương ở đình thôn sẽ được thay thế. Thời gian thay phụ thuộc vào việc bảo quản, thời tiết. Nếu nắng nhiều, màu nhanh phai, mưa nhiều sẽ ẩm mốc.
Chị Ngô Thị Nhung đang se hương trên máy, máy se đã xuất hiện trong làng từ lâu để hỗ trợ sản xuất nhanh hơn. Sau khi se, hương được phơi ra bên ngoài đường hoặc trong sân nhà.
Từ khi làng bắt đầu làm du lịch, khu làm việc nhỏ của chị Nhung trở nên rộn ràng hơn nhờ sự xuất hiện của các đoàn khách nước ngoài. Thỉnh thoảng, chị cũng để khách ngồi trải nghiệm công việc nếu còn kịp se hương.
Chị Ngô Thị Nhung đang se hương trên máy, máy se đã xuất hiện trong làng từ lâu để hỗ trợ sản xuất nhanh hơn. Sau khi se, hương được phơi ra bên ngoài đường hoặc trong sân nhà.
Từ khi làng bắt đầu làm du lịch, khu làm việc nhỏ của chị Nhung trở nên rộn ràng hơn nhờ sự xuất hiện của các đoàn khách nước ngoài. Thỉnh thoảng, chị cũng để khách ngồi trải nghiệm công việc nếu còn kịp se hương.
Hương sau khi se, phơi khô được buộc chặt thành từng bó lớn trước khi đem bán.
Hương sau khi se, phơi khô được buộc chặt thành từng bó lớn trước khi đem bán.
Trong sân của cơ sở sản xuất Long Hòa giờ đây có những bó hương được tạo hình để khách chụp ảnh. Ông Nguyễn Hữu Long, chủ cơ sở, đã theo nghề 40 năm, nói không tham gia nhóm phát triển du lịch địa phương vì còn bận kinh doanh. Nếu bày hương cả ngày để khách chụp ảnh, sẽ không có chỗ phơi hương giao cho khách.
Vì thế, ông chủ yếu bày tăm hương chân đỏ chờ khô để đem bán, kết hợp thêm một số góc nhỏ để chụp ảnh. Tăm hương được thay lượt mới mỗi ngày nên giữ được màu tươi, không bị ẩm mốc
Trong sân của cơ sở sản xuất Long Hòa giờ đây có những bó hương được tạo hình để khách chụp ảnh. Ông Nguyễn Hữu Long, chủ cơ sở, đã theo nghề 40 năm, nói không tham gia nhóm phát triển du lịch địa phương vì còn bận kinh doanh. Nếu bày hương cả ngày để khách chụp ảnh, sẽ không có chỗ phơi hương giao cho khách.
Vì thế, ông chủ yếu bày tăm hương chân đỏ chờ khô để đem bán, kết hợp thêm một số góc nhỏ để chụp ảnh. Tăm hương được thay lượt mới mỗi ngày nên giữ được màu tươi, không bị ẩm mốc
Hình chữ S biểu tượng cùng lá cờ Việt Nam được xếp bằng hương trong sân nhà của ông Long.
Năm 2017, bức ảnh “Làm hương” của nhiếp ảnh gia Trần Tuấn Việt chụp bên trong cơ sở này đã được đăng trên mục “Những góc nhìn thế giới” của National Geographic. Năm 2018, bức ảnh này đã giúp nhiếp ảnh gia Việt giành chiến thắng hạng mục ảnh Du lịch của cuộc thi ảnh danh giá thường niên Smithsonian. Ông Long khẳng định cơ sở nhà mình là nơi đầu tiên khiến làng hương Quảng Phú Cầu được chú ý.
Tuy nhiên, thời điểm đó, cơ sở đơn thuần chỉ phơi hương, không có ý định tạo hình để hút khách chụp ảnh như bây giờ. Một thời gian sau, du khách và các kênh truyền thông quốc tế ghé thăm nhiều nên mới bắt đầu rộ cách “nhuộm chân hương”.
Hình chữ S biểu tượng cùng lá cờ Việt Nam được xếp bằng hương trong sân nhà của ông Long.
Năm 2017, bức ảnh “Làm hương” của nhiếp ảnh gia Trần Tuấn Việt chụp bên trong cơ sở này đã được đăng trên mục “Những góc nhìn thế giới” của National Geographic. Năm 2018, bức ảnh này đã giúp nhiếp ảnh gia Việt giành chiến thắng hạng mục ảnh Du lịch của cuộc thi ảnh danh giá thường niên Smithsonian. Ông Long khẳng định cơ sở nhà mình là nơi đầu tiên khiến làng hương Quảng Phú Cầu được chú ý.
Tuy nhiên, thời điểm đó, cơ sở đơn thuần chỉ phơi hương, không có ý định tạo hình để hút khách chụp ảnh như bây giờ. Một thời gian sau, du khách và các kênh truyền thông quốc tế ghé thăm nhiều nên mới bắt đầu rộ cách “nhuộm chân hương”.
Hình một bông hoa được tạo bằng các bó hương nhuộm. Theo người dân địa phương, tất cả đều được nhuộm bằng màu hóa học. Các sản phẩm này chỉ dùng để trưng bày, không bán.
Cách khai thác du lịch ở làng hương mới đang ở bước đầu, chủ yếu tập trung vào trải nghiệm chụp ảnh. Du khách chỉ nán lại tối đa một giờ vì không có nhiều hoạt động trải nghiệm thực tế công việc làm hương hay thưởng thức ẩm thực địa phương.
Hình một bông hoa được tạo bằng các bó hương nhuộm. Theo người dân địa phương, tất cả đều được nhuộm bằng màu hóa học. Các sản phẩm này chỉ dùng để trưng bày, không bán.
Cách khai thác du lịch ở làng hương mới đang ở bước đầu, chủ yếu tập trung vào trải nghiệm chụp ảnh. Du khách chỉ nán lại tối đa một giờ vì không có nhiều hoạt động trải nghiệm thực tế công việc làm hương hay thưởng thức ẩm thực địa phương.
Quỳnh Mai – Tú Nguyễn