Đi Chùa Hương khi nào? | Xe bus đi Chùa Hương | Nhà hàng ở Chùa Hương | Phượt Chùa Hương
Chùa Hương là một địa danh nổi tiếng ở miền Bắc. Đây là một khu quần thể Chùa chiền nằm rải rác từ chân núi Hương Tích cho đến tận đỉnh núi. Mọi người thường đi Chùa Hương vào dịp Lễ Hội Chùa Hương từ tháng 1 cho đến tháng 3 âm lịch. Nhưng du lịch Chùa Hương bạn có thể đi quanh năm. Và nếu đi vãn cảnh thì nên tránh mùa lễ hội ra. Bài viết dưới đây mình sẽ chia sẻ chi tiết về Du Lịch Chùa Hương. Và đã cập nhật một số thông tin mới từ năm 2021 nhé.
Nội dung bài viết
Đi Du lịch Chùa Hương như thế nào
Từ Hà Nội có 2 con đường dẫn tới Chùa Hương. Một bạn có thể đi từ đường Nguyễn Trãi theo hướng đi Hà Đông, đến ngã Ba La bạn rẽ trái hướng đi Vân Đình. Bạn đi đến Tế Tiêu hỏi đường đi Chùa Hương. Hai là bạn đi theo hướng quốc lộ 1A (Pháp Vân Cầu Giẽ), đường này dành cho ô tô, xe máy không được đi. Đi xe máy bạn đi theo quốc lộ 1A cũ hướng đi Thanh Trì. Đi Chùa Hương bạn hoàn toàn có thể đi trong ngày, vào mùa lễ hội Chùa Hương, do dân tình ở xa đến nên hay nghỉ trọ lại 1 đêm rồi sáng hôm sau mới đi lễ. Khi đến Chùa Hương bạn sẽ phải ngồi đò khoảng 1 tiếng vào và 1 tiếng trở ra, dọc hai bên suối Yến là những dãy núi nhấp nhô với nhìu hình dáng kỳ lạ. Khi cập bến bạn đi bộ một đoạn để tới với chùa Thiên Trù, sau đó là con đường leo núi cao lên động Hương Tích. Nếu mệt bạn nên chọn cách đi Cáp Treo. Có thể đi cáp chiều lên và chiều xuống đi bộ, nếu có sức khỏe thì nên đi bộ lên, vừa đi vừa ngắm cảnh hai bên đường khá đẹp.
Nên đi Chùa Hương vào thời gian nào?
Theo tôi bạn nên tránh đi vào dịp Hội Chùa Hương ra, vì đây là khoảng thời gian rất đông và xô bồ, dịch vụ thì bị chặt chém. Thời gian nên đi, tất cả các tháng trừ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Nếu bạn đi Lễ thì phải đi vào dịp lễ Hội rồi.
Xe bus đi Chùa Hương
Nhiều bạn sinh viên hay chọn cách đi Chùa Hương bằng xe buýt. Điểm đón xe buýt đi Chùa Hương là ở bãi xe Hà Đông cũ, trên đường Trần Phú. Đi đến bãi xe này bằng tuyến xe bus số 1 hoặc 2 đi Hà Đông, khi lên xe bạn nhớ hỏi lái xe cho dừng ở bến xe Hà Đông cũ, bắt xe buýt đi Chùa Hương.
Số xe bus là 211, lịch trình chạy: Bến Xe Mỹ Đình – Phạm Hùng – Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi – Trần Phú – Quang Trung – Quốc lộ 6 – Ngã ba Ba La – Quốc lộ 21 B – Tế Tiêu ( Thị trấn Đại Nghĩa). Như vậy là bạn có thể bắt xe từ đầu tuyến tại Bến Xe Mỹ Đình, hoặc đi xe bus số 1 hoặc 2 qua Nguyễn Trãi dừng ở bến xe Hà Đông cũ để bắt xe số 211 này.
Ngoài ra còn có xe 78 đi Tế Tiêu từ bến xe Mỹ Đình (đi đường Nam Thăng Long qua Nguyễn Trãi tới Ba La rồi đi Tế Tiêu). Xe 75 đi từ bến xe Yên Nghĩa (bạn có thể bắt xe bus số 01 và 02 để tới bến xe Yên Nghĩa). Bắt đầu từ mùa lễ hội chùa Hương năm 2018 du khách từ trung tâm Hà Nội sẽ về trẩy hội dễ dàng, thuận lợi hơn với tuyến xe buýt trợ giá 103 Mỹ Đình – Hương Sơn chỉ với 9.000 đồng/lượt. Lộ trình tuyến 103 Mỹ Đình – Hương Sơn và ngược lại:Chiều đi: Bến xe Mỹ Đình – Phạm Hùng – Khuất Duy Tiến – Tố Hữu – Mỗ Lao – Nguyễn Văn Lộc – Nguyễn Trãi – Trần Phú (Hà Đông) – Phùng Hưng (Hà Đông) – đường Phúc La, Văn Phú – Đường trục Nam tỉnh Hà Tây (Cienco 5) – Tỉnh lộ 427B – Quốc lộ 21B – Tỉnh lộ 424 (ĐT 76) – Tỉnh lộ 419 – Hương Sơn (Bến xe Đục Khê, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức). Chiều về: Hương Sơn (Bến xe Đục Khê, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức) – Tỉnh lộ 419 – Tỉnh lộ 424 (ĐT 76) – Quốc lộ 21B – Tỉnh lộ 427B – Đường trục Nam tỉnh Hà Tây (Cienco 5) – đường Phúc La, Văn Phú – Phùng Hưng (Hà Đông) – Trần Phú (Hà Đông) – Nguyễn Trãi – Nguyễn Văn Lộc – Mỗ Lao – Tố Hữu – Khuất Duy Tiến – Phạm Hùng – quay đầu tại ngã 4 Phạm Hùng, Tôn Thất Thuyết – Phạm Hùng – Bến xe Mỹ Đình. – Thời gian hoạt động: từ 05h00 đến 20h00 (Mở và đóng bến) – Tần suất 20 – 30 phút/lượt. – Giá vé: 9.000 đồng/lượt. – Cự ly tuyến bình quân: 64,85 km. – Lượt xe: 88 lượt/ngày. – Số xe vận doanh: 13 xe.
Xem thêm: Các điểm du lịch gần Hà Nội
Xe Limousine đi Chùa hương
Nếu bạn muốn thuê xe riêng 16 chỗ hay 29 chỗ, hoặc các dòng xe Limousine , bạn có thể liên hệ anh Toàn bên Kitetravel để được hỗ trợ tư vấn và thuê xe nhé, Mr Toàn 0389998081
Các điểm thăm quan ở Chùa Hương
Nếu đi trong ngày bạn nên thăm Chùa Thiên Trù và Động Hương Tích. Đây là 2 điểm nổi bật ở Chùa Hương. Bạn có thể chọn đi bộ hoặc đi cáp treo lên đỉnh Hương Tích. Hương Tích là một động nằm trong lòng Núi. Bên trong có bầy biện các tượng Phật, thiết kế và trang trí như trong Chùa. Thông tin chi tiết về Chùa Hương tại wikipedia
Các tuyến thăm quan thắng cảnh Hương Sơn
- Tuyến Hương Tích: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Trần Song – Động Hương Tích – Chùa Hinh Bồng. (tuyến chính)
- Tuyến Thanh Sơn: Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài
- Tuyến Long Vân: Chùa Long Vân – Động Long Vân – Hang Sũng Sàm
- Tuyến Tuyết Sơn: Chùa Bảo Đài – Động Chùa Cá – Động Tuyết Sơn
Với tuyến 1 thì bạn có thể đi trong ngày từ Hà Nội, nếu đi 2 ngày thì ngày 2 đi thêm tuyến Tuyết Sơn hoặc Long Vân.
Phượt Chùa Hương
Với các bạn đi Phượt bằng xe máy, mình có lời khuyên: đoạn từ Bình Đà đến thị trấn Kim Bài hay có Áo Vàng đứng ở đoạn giữa cánh đồng. Áo Vàng hay bắt các lỗi nhỏ như không gương, thiếu giấy tờ. Các bạn đi nên mang theo giấy tờ đầy đủ.
Giá vé thắng cảnh Chùa Hương 2021
Mình hay dẫn khách nước ngoài đi Chùa Hương, giá vé áp dụng cho cả người nước ngoài & nội địa. Năm 2021 giá vé thông thường là 50.000/người cho vé đò và 80.000/người vé thắng cảnh. Nếu bạn đi đoàn đông có thể thuê thuyền to khoảng 15 – 20 người ngồi.
Giá cáp treo 180.000 đồng/vé đối với người lớn và 120.000 đồng/vé đối với trẻ em. Giá vé một chiều người lớn là 120.000 đồng/vé. Giá vé một chiều cho trẻ em là 90.000 đồng/vé.
BẢNG PHÍ THĂM QUAN THẮNG CẢNH VÀ THUYỀN ĐÒ 2021
Stt | Tên dịch vụ | Mô tả | Đơn giá/ khách | Đvt | Diễn giải chi tiết |
1 | Phí tham quan thắng cảnh chung | Cho 1 khách | 80.000đ | vé | Cho toàn khu vực di tích thắng cảnh chùa Hương |
2 | Vé thuyền, đò(Tuyến chính) | Khách Việt Nam / nước ngoài | 50.000đ | vé | Tuyến chính(Tuyến Hương tích) |
3 | Vé thuyền( Tuyến phụ) | Khách Việt Nam / nước ngoài | 35.000đ | vé | Tuyến chùa( Thanh Sơn, Long Vân, Tuyết Sơn) |
+ Người cao tuổi trên 60 tuổi
( khi mua vé tại các cổng trạm quý khách phải xuất trình chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước)
+ Người có công với cách mạng
+ Người thuộc diện chính sách xã hội : Người tàn tật, người già neo đơn, các đối tượng được chăm sóc tại cơ sở bảo trợ xã hội.
Xem thêm: Kinh nghiệm Du lịch Phố Cổ Hà Nội (chi tiết ăn uống và đi lại)
Nhà Hàng ăn uống tại Chùa Hương
Ăn uống ở Chùa Hương vào mùa lễ hội sẽ rất đắt. Dọc hai bên đường lối lên Hương Tích có rất nhiều nhà hàng và quán bán đồ lưu niệm. Có đầy đủ dịch vụ Ăn Ngủ Nghỉ cho Phật Tử dọc hai bên đường lên núi. Vào mùa vắng khách, mình hay dẫn khách ăn tại nhà hàng Mai Lâm, nhà hàng này có chất lượng ăn uống tốt nhất ở Chùa Hương (theo mình đánh giá). Nhà hàng có bãi đỗ xe ở Suối Yến, vị trí nhà hàng ở ngay chân núi đường lên Thiên Trù. Bạn nào cần đặt ăn hoặc lấy số điện thoại cứ liên hệ mình ở comments phía dưới.
Tour Du Lịch Chùa Hương
Vì là làm Guide nên mình nắm khá rõ giá tour đi Chùa Hương. Từ Hà Nội có nhiều công ty có tour đi Chùa Hương hàng ngày. Giá giao động từ 500.000 đến 600.000 với tour ghép và khoảng 1.000.000 với khách đi lẻ. Vào mùa lễ hội có thể tăng hơn 1 chút.
Bạn cần đặt tour ghép Chùa Hương thì có thể liên hệ : Mr Toàn 0389998081, Email: toidi.tuvan@gmail.com / Hoặc liên hệ tư vấn tour trên Kitetravel.vn (Công ty du lịch Cánh diều do Andy Nguyen sáng lập & điều hành).
Lưu ý khi đi Chùa Hương
- Mùa lễ hội Chùa Hương sẽ khá đông du khách, nếu đi trong ngày bạn nên đi sớm để tránh tắc đường, nhiều đoàn đi từ 2h 3h sáng tùy khu vực. Nếu mục đích chính đi lễ nên chuẩn bị đồ ăn nhẹ, và đặ ăn trưa tại nhà hàng từ sớm, để lúc nghỉ trưa là có chỗ và đò ăn ngay.
- Ăn mặc gòn gàng, trang nghiêm khi đi chùa, nên đi giầy thể thao cho dễ leo núi và vận động
- Đề phòng móc túi , tại khu vực đông người, mà vào mùa lễ thì chỗ nào cũng đông rồi.
- Hạn chế mua bán đọng vật thú quí hiếm, động vật hoang dã.
Các bài viết liên quan
- Kinh nghiệm du lịch Sapa
- Kinh nghiệm Du lịch Hạ Long
- Tour Chùa Hương 520.000 đ / khách