Trần Thanh Tâm, doanh nhân sống ở TP HCM, có chuyến lặn biển kéo dài từ 16/3 đến 22/3 tại Maldives theo cung Deep South. Một suất trên liveboard – dạng du thuyền đầy đủ tiện nghi như khách sạn nổi, phục vụ dân lặn chi phí 2.000 USD. Trong 7 ngày, anh lênh đênh trên biển và lặn tại nhiều điểm suốt hành trình 700 km hướng về phía nam Maldives.
Mục tiêu lớn nhất của anh Tâm là chạm trán cá mập hổ, một trong ba loài cá mập hung dữ nhất thế giới – bên cạnh cá mập bò và cá mập trắng lớn. Ban đầu, anh rủ bạn bè tham gia nhưng bị từ chối vì sợ bị cá mập tấn công, một số nói anh “điên”. Do đó, anh Tâm quyết định thực hiện chuyến săn tìm cá mập này một mình.
“Tôi từng lặn biển ngắm cá voi nhưng chúng hiền hơn, việc tiếp cận cũng dễ dàng và an toàn”, anh nói.
Trần Thanh Tâm, doanh nhân sống ở TP HCM, có chuyến lặn biển kéo dài từ 16/3 đến 22/3 tại Maldives theo cung Deep South. Một suất trên liveboard – dạng du thuyền đầy đủ tiện nghi như khách sạn nổi, phục vụ dân lặn chi phí 2.000 USD. Trong 7 ngày, anh lênh đênh trên biển và lặn tại nhiều điểm suốt hành trình 700 km hướng về phía nam Maldives.
Mục tiêu lớn nhất của anh Tâm là chạm trán cá mập hổ, một trong ba loài cá mập hung dữ nhất thế giới – bên cạnh cá mập bò và cá mập trắng lớn. Ban đầu, anh rủ bạn bè tham gia nhưng bị từ chối vì sợ bị cá mập tấn công, một số nói anh “điên”. Do đó, anh Tâm quyết định thực hiện chuyến săn tìm cá mập này một mình.
“Tôi từng lặn biển ngắm cá voi nhưng chúng hiền hơn, việc tiếp cận cũng dễ dàng và an toàn”, anh nói.
Người tham gia tour lặn ngắm cá mập thường được yêu cầu kinh nghiệm ít nhất 100 lần lặn vì chúng thường sống ở nơi có dòng chảy đại dương mạnh. Lặn, bơi ngược dòng chảy đại dương là điều ám ảnh đối với người lặn biển bình khí vì tốn rất nhiều năng lượng, sử dụng nhiều khí dự trữ trong bình để rút ngắn thời gian dưới nước.
Trong ảnh là thiết bị cố định, hỗ trợ thợ lặn ở nơi có dòng chảy mạnh. Một đầu móc vào người thợ lặn, đầu còn lại móc vào đá để không bị nước cuốn đi. Dây dài khoảng hơn 2 m, dùng khi đạt độ sâu khoảng 25 m.
Người tham gia tour lặn ngắm cá mập thường được yêu cầu kinh nghiệm ít nhất 100 lần lặn vì chúng thường sống ở nơi có dòng chảy đại dương mạnh. Lặn, bơi ngược dòng chảy đại dương là điều ám ảnh đối với người lặn biển bình khí vì tốn rất nhiều năng lượng, sử dụng nhiều khí dự trữ trong bình để rút ngắn thời gian dưới nước.
Trong ảnh là thiết bị cố định, hỗ trợ thợ lặn ở nơi có dòng chảy mạnh. Một đầu móc vào người thợ lặn, đầu còn lại móc vào đá để không bị nước cuốn đi. Dây dài khoảng hơn 2 m, dùng khi đạt độ sâu khoảng 25 m.
Để dụ cá mập xuất hiện, họ mang theo đầu cá ngừ.
Để dụ cá mập xuất hiện, họ mang theo đầu cá ngừ.
Khi lặn xuống độ sâu hơn 20 m, anh Tâm bắt gặp con cá mập hổ đầu tiên, dài khoảng 3 m, hai bên cách nhau chỉ khoảng 2 m. Sau đó, cá mập hổ xuất hiện nhiều hơn, nam du khách đếm ít nhất được 5 con, con dài nhất 4 m, là con cái.
Lúc đầu, anh nghĩ cá mập sẽ cắn xé, tranh giành nhau như phim nhưng thực tế chúng lại từ tốn, moi từng đầu cá ngừ ra khỏi hốc đá để ăn. Khoảnh khắc ấy, nam du khách thấy “chúng cũng không hung hãn, chỉ là những sinh vật to lớn ham ăn”.
Theo Oceana, tổ chức bảo tồn đại dương quốc tế, cá mập hổ hung dữ và ăn mọi thứ chúng thấy. Khi trưởng thành, chúng không có kẻ thù tự nhiên, tuy nhiên cá mập non vẫn có thể bị một số loài cá mập khác ăn thịt. Một con cá mập hổ lớn có thể dài hơn 5 m, nặng 900 kg. Loài này chủ yếu sống ở vùng nước nông ven biển, cũng có người từng bắt gặp chúng ở độ sâu 350 m.
Khi lặn xuống độ sâu hơn 20 m, anh Tâm bắt gặp con cá mập hổ đầu tiên, dài khoảng 3 m, hai bên cách nhau chỉ khoảng 2 m. Sau đó, cá mập hổ xuất hiện nhiều hơn, nam du khách đếm ít nhất được 5 con, con dài nhất 4 m, là con cái.
Lúc đầu, anh nghĩ cá mập sẽ cắn xé, tranh giành nhau như phim nhưng thực tế chúng lại từ tốn, moi từng đầu cá ngừ ra khỏi hốc đá để ăn. Khoảnh khắc ấy, nam du khách thấy “chúng cũng không hung hãn, chỉ là những sinh vật to lớn ham ăn”.
Theo Oceana, tổ chức bảo tồn đại dương quốc tế, cá mập hổ hung dữ và ăn mọi thứ chúng thấy. Khi trưởng thành, chúng không có kẻ thù tự nhiên, tuy nhiên cá mập non vẫn có thể bị một số loài cá mập khác ăn thịt. Một con cá mập hổ lớn có thể dài hơn 5 m, nặng 900 kg. Loài này chủ yếu sống ở vùng nước nông ven biển, cũng có người từng bắt gặp chúng ở độ sâu 350 m.
Khi du khách Việt lấy máy ảnh chụp, cá mập bất ngờ tiến sát, thậm chí đuôi còn quật qua thiết bị của anh. Hướng dẫn viên giải thích cá mập có giác quan đặc biệt ở mũi, hai bên vùng đuôi, cảm nhận sóng âm tốt. Máy ảnh lúc chụp tạo ra sóng âm lạ nên chúng tiến gần để kiểm tra. Trong khoảnh khắc đó, chúng còn nhận ra nhịp tim và biết kẻ đối diện có hoảng sợ không.
Trước chuyến đi, anh Tâm cũng được dặn kỹ không hoảng sợ và bỏ chạy bởi sẽ khiến cá mập đưa mình vào tầm ngắm. Khi đối diện, người lặn cần giữ sự tự tin, cấm vẫy tay. Ngoài ra, người lặn cũng được yêu cầu không bơi sau cá mập vì sẽ khiến chúng bỏ đi.
“Đứng lại sẽ không sao, bỏ chạy là có chuyện”, anh nói và cho biết các hướng dẫn viên đã hỗ trợ gạt cá mập ra xa khi chúng tiến quá gần khách.
Khi du khách Việt lấy máy ảnh chụp, cá mập bất ngờ tiến sát, thậm chí đuôi còn quật qua thiết bị của anh. Hướng dẫn viên giải thích cá mập có giác quan đặc biệt ở mũi, hai bên vùng đuôi, cảm nhận sóng âm tốt. Máy ảnh lúc chụp tạo ra sóng âm lạ nên chúng tiến gần để kiểm tra. Trong khoảnh khắc đó, chúng còn nhận ra nhịp tim và biết kẻ đối diện có hoảng sợ không.
Trước chuyến đi, anh Tâm cũng được dặn kỹ không hoảng sợ và bỏ chạy bởi sẽ khiến cá mập đưa mình vào tầm ngắm. Khi đối diện, người lặn cần giữ sự tự tin, cấm vẫy tay. Ngoài ra, người lặn cũng được yêu cầu không bơi sau cá mập vì sẽ khiến chúng bỏ đi.
“Đứng lại sẽ không sao, bỏ chạy là có chuyện”, anh nói và cho biết các hướng dẫn viên đã hỗ trợ gạt cá mập ra xa khi chúng tiến quá gần khách.
Những thợ lặn bản địa đã “lớn lên cùng cá mập” nên hiểu rõ tính cách từng con, thậm chí còn đặt tên cho chúng. Trong ảnh là con tên “tham ăn” do dính móc câu ở miệng. Một con chột mắt được gọi là “cướp biển”.
Những thợ lặn bản địa đã “lớn lên cùng cá mập” nên hiểu rõ tính cách từng con, thậm chí còn đặt tên cho chúng. Trong ảnh là con tên “tham ăn” do dính móc câu ở miệng. Một con chột mắt được gọi là “cướp biển”.
Trong chuyến này, anh cũng bắt gặp cá mập bò – một loài hung dữ, có tính lãnh thổ cao và được khuyến cáo tránh xa khi gặp. Kể từ năm 2000, có 27 vụ cá mập bò tấn công người ở Mỹ, một trường hợp tử vong.
Trong chuyến này, anh cũng bắt gặp cá mập bò – một loài hung dữ, có tính lãnh thổ cao và được khuyến cáo tránh xa khi gặp. Kể từ năm 2000, có 27 vụ cá mập bò tấn công người ở Mỹ, một trường hợp tử vong.
Anh Tâm không ấn tượng với rạn san hô ở Maldives nếu so sánh với san hô tại Komodo, Indonesia. Sự đa dạng các loài cá cũng khó so với Richelieu Rock của Thái Lan. Tuy nhiên, nam du khách thực sự ấn tượng với “đặc sản” cá mập vì đã gặp hơn 5 loài từ bé đến lớn trong chuyến đi. Anh tiếc chưa được thấy cảnh đi săn thực sự của cá mập vì thời điểm lặn thường vào ban ngày, không phải lúc chúng săn mồi.
Anh Tâm không ấn tượng với rạn san hô ở Maldives nếu so sánh với san hô tại Komodo, Indonesia. Sự đa dạng các loài cá cũng khó so với Richelieu Rock của Thái Lan. Tuy nhiên, nam du khách thực sự ấn tượng với “đặc sản” cá mập vì đã gặp hơn 5 loài từ bé đến lớn trong chuyến đi. Anh tiếc chưa được thấy cảnh đi săn thực sự của cá mập vì thời điểm lặn thường vào ban ngày, không phải lúc chúng săn mồi.
Đàn cá bè xanh bơi lội dưới nước.
Đàn cá bè xanh bơi lội dưới nước.
“Chuyến đi này đáng nhớ và nhiều cảm xúc khi tôi đã thực hiện được ước mơ ấp ủ từ lâu”, anh nói và cho biết mình đã vượt qua nỗi sợ hãi khắc sâu trong tâm trí từ nhỏ vì những bộ phim cá mập khát máu.
“Chuyến đi này đáng nhớ và nhiều cảm xúc khi tôi đã thực hiện được ước mơ ấp ủ từ lâu”, anh nói và cho biết mình đã vượt qua nỗi sợ hãi khắc sâu trong tâm trí từ nhỏ vì những bộ phim cá mập khát máu.
Tú Nguyễn
Ảnh: Trần Thanh Tâm