Nằm trong ngõ Trung Yên, quận Hoàn Kiếm, quán bún cá Sâm Cây Si đã bán hơn 20 năm, cạnh ngôi miếu nhỏ thờ nữ thần Bà Đông Cuông.
Lý giải cho tên gọi Sâm Cây Si, bà Đoàn Thị Sáu, 46 tuổi, chủ quán cho biết mẹ chồng bà tên Sâm,mở quán gần cây si, cạnh ngôi miếu nên đặt tên là Sâm Cây Si để mọi người dễ tìm.
Nằm trong ngõ Trung Yên, quận Hoàn Kiếm, quán bún cá Sâm Cây Si đã bán hơn 20 năm, cạnh ngôi miếu nhỏ thờ nữ thần Bà Đông Cuông.
Lý giải cho tên gọi Sâm Cây Si, bà Đoàn Thị Sáu, 46 tuổi, chủ quán cho biết mẹ chồng bà tên Sâm,mở quán gần cây si, cạnh ngôi miếu nên đặt tên là Sâm Cây Si để mọi người dễ tìm.
Quán mở cửa từ 7h đến 17h hằng ngày, có nhiều chỗ cho khách ngồi thưởng thức. Không gian trong nhà rộng khoảng 30 m2, đủ chỗ cho khoảng 10 – 15 khách ngồi cùng lúc. Không gian bên ngoài gồm trước cửa quán (ảnh) và xung quanh quầy chế biến, xếp được nhiều bàn ghế nhựa.
Quán mở cửa từ 7h đến 17h hằng ngày, có nhiều chỗ cho khách ngồi thưởng thức. Không gian trong nhà rộng khoảng 30 m2, đủ chỗ cho khoảng 10 – 15 khách ngồi cùng lúc. Không gian bên ngoài gồm trước cửa quán (ảnh) và xung quanh quầy chế biến, xếp được nhiều bàn ghế nhựa.
Quầy chế biến ở bên ngoài, đặt nồi nước dùng ở giữa, xung quanh bày một số topping như cá chiên giòn, chả cá. Các loại rau như cần, giá đỗ, hành lá, thì là đặt xung quanh để một người đứng trong quầy thao tác phục vụ nhanh, không cần với tay.
Thực đơn của quán gồm bún cá, miến, bánh đa cá nước hoặc trộn, trong đó bún cá là món bán chạy nhất, chủ quán cho biết.
Quầy chế biến ở bên ngoài, đặt nồi nước dùng ở giữa, xung quanh bày một số topping như cá chiên giòn, chả cá. Các loại rau như cần, giá đỗ, hành lá, thì là đặt xung quanh để một người đứng trong quầy thao tác phục vụ nhanh, không cần với tay.
Thực đơn của quán gồm bún cá, miến, bánh đa cá nước hoặc trộn, trong đó bún cá là món bán chạy nhất, chủ quán cho biết.
Quán lấy thịt cá rô phi và cá quả đã lọc bỏ xương sống, cắt khúc, tẩm ướp gia vị rồi chiên giòn. Một phần thịt cá sống khác đem xay nhuyễn cùng trứng cá làm chả. Miếng chả cá được tán dẹt, kích thước bằng lòng bàn tay.
Khi thực khách gọi món, nhân viên chần lần lượt sợi bún, miến hoặc bánh đa và rau cần, giá đỗ vào nồi nước sôi trong khoảng 1 – 2 phút, đợi chín tới rồi cho vào bát và thêm các topping là cá chiên giòn, chả cá, rau cần, giá đỗ lên trên trước khi chan nước dùng. Bát bún có số lượng cá chiên và chả cá bằng nhau, khoảng 4 – 5 miếng.
Quán lấy thịt cá rô phi và cá quả đã lọc bỏ xương sống, cắt khúc, tẩm ướp gia vị rồi chiên giòn. Một phần thịt cá sống khác đem xay nhuyễn cùng trứng cá làm chả. Miếng chả cá được tán dẹt, kích thước bằng lòng bàn tay.
Khi thực khách gọi món, nhân viên chần lần lượt sợi bún, miến hoặc bánh đa và rau cần, giá đỗ vào nồi nước sôi trong khoảng 1 – 2 phút, đợi chín tới rồi cho vào bát và thêm các topping là cá chiên giòn, chả cá, rau cần, giá đỗ lên trên trước khi chan nước dùng. Bát bún có số lượng cá chiên và chả cá bằng nhau, khoảng 4 – 5 miếng.
Nước dùng nấu từ các loại xương lợn, xương cá, nêm nếm thêm gia vị, ninh trong khoảng nửa ngày. Chủ quán cho thêm dứa và cà chua để tạo vị chua ngọt, hương thơm nhẹ và khử mùi tanh của cá.
Nước dùng nấu từ các loại xương lợn, xương cá, nêm nếm thêm gia vị, ninh trong khoảng nửa ngày. Chủ quán cho thêm dứa và cà chua để tạo vị chua ngọt, hương thơm nhẹ và khử mùi tanh của cá.
Nước dùng trong, có vị ngọt thanh của các loại xương, vị chua nhẹ của cà chua và dứa. Miếng cá màu nâu sậm, được chiên giòn nên không bị mềm, nhũn. Chả cá để nguyên miếng, khi thấm nước trở nên dai, mềm. Rau cần chín tới, rau sống tươi giòn tăng thêm hương vị cho bát bún.
Muốn điều chỉnh theo khẩu vị, khách có thể thêm măng chua cay hoặc ớt chưng đặt trên bàn. Một bát bún cá tại đây có giá 50.000 đồng.
Nước dùng trong, có vị ngọt thanh của các loại xương, vị chua nhẹ của cà chua và dứa. Miếng cá màu nâu sậm, được chiên giòn nên không bị mềm, nhũn. Chả cá để nguyên miếng, khi thấm nước trở nên dai, mềm. Rau cần chín tới, rau sống tươi giòn tăng thêm hương vị cho bát bún.
Muốn điều chỉnh theo khẩu vị, khách có thể thêm măng chua cay hoặc ớt chưng đặt trên bàn. Một bát bún cá tại đây có giá 50.000 đồng.
Thời điểm đông khách vào khoảng 11h30 – 1h30, giờ nghỉ trưa của nhân viên văn phòng, quán luôn có khoảng 40-50 thực khách. Trước đó, từ khoảng 10h, nhiều shipper ra vào liên tục để nhận và giao đơn đặt hàng online. Chủ quán cho biết, trung bình một ngày quán bán khoảng 30 – 40 kg bún.
Chị Hoàng Thanh Bình, 33 tuổi, quận Hoàn Kiếm (bên trái), cho biết đây là một trong số ít quán bún cá đáp ứng tiêu chuẩn của chị như không tanh, nước dùng trong, ít dầu mỡ. Chịthườngghé quán để thưởng thức bún cá vào bữa trưa.
Thời điểm đông khách vào khoảng 11h30 – 1h30, giờ nghỉ trưa của nhân viên văn phòng, quán luôn có khoảng 40-50 thực khách. Trước đó, từ khoảng 10h, nhiều shipper ra vào liên tục để nhận và giao đơn đặt hàng online. Chủ quán cho biết, trung bình một ngày quán bán khoảng 30 – 40 kg bún.
Chị Hoàng Thanh Bình, 33 tuổi, quận Hoàn Kiếm (bên trái), cho biết đây là một trong số ít quán bún cá đáp ứng tiêu chuẩn của chị như không tanh, nước dùng trong, ít dầu mỡ. Chịthườngghé quán để thưởng thức bún cá vào bữa trưa.
Nằm ở phố cổ Hà Nội, quán cũng đón tiếp một lượng nhỏ khách nước ngoài ngày thường và đông hơn vào cuối tuần. Một số khách được hướng dẫn viên du lịch dẫn đến quán, một số biết thông tin qua hình ảnh, video trên mạng xã hội, số khác tình cờ đi qua và dừng lại thưởng thức, bà Sáu cho biết.
Lần đầu đến Việt Nam du lịch tự túc, ngày 6/3, Michael (ảnh) và bạn gái tình cờ đi ngang qua quán bún cá Sâm Cây Si và gọi một bát ăn thử. Anh ấn tượng với “nước dùng khá đặc biệt, vị thanh, cá chiên đậm đà”. Trong khi đó, bạn gái của Michael không thích các món cá nên chỉ thưởng thức một chút.
Nằm ở phố cổ Hà Nội, quán cũng đón tiếp một lượng nhỏ khách nước ngoài ngày thường và đông hơn vào cuối tuần. Một số khách được hướng dẫn viên du lịch dẫn đến quán, một số biết thông tin qua hình ảnh, video trên mạng xã hội, số khác tình cờ đi qua và dừng lại thưởng thức, bà Sáu cho biết.
Lần đầu đến Việt Nam du lịch tự túc, ngày 6/3, Michael (ảnh) và bạn gái tình cờ đi ngang qua quán bún cá Sâm Cây Si và gọi một bát ăn thử. Anh ấn tượng với “nước dùng khá đặc biệt, vị thanh, cá chiên đậm đà”. Trong khi đó, bạn gái của Michael không thích các món cá nên chỉ thưởng thức một chút.
Bún cá ăn ngon hơn khi nóng nên mùa đông bán chạy hơn mùa hè. Bên cạnh đó, không gian ngoài trời của quán không có quạt, không có mái che kiên cố nên lượng khách đến quán vào mùa hè cũng ít hơn.
Quán không có khu vực để xe riêng. Khách đến quán để xe sát tường, dọc lối vào ngõ theo chỉ dẫn của nhân viên.
Bún cá ăn ngon hơn khi nóng nên mùa đông bán chạy hơn mùa hè. Bên cạnh đó, không gian ngoài trời của quán không có quạt, không có mái che kiên cố nên lượng khách đến quán vào mùa hè cũng ít hơn.
Quán không có khu vực để xe riêng. Khách đến quán để xe sát tường, dọc lối vào ngõ theo chỉ dẫn của nhân viên.
Bài và ảnh: Quỳnh Mai
- Cẩm nang du lịch Hà Nội
- Mì vằn thắn của ông chủ gốc Hoa chinh phục khách Hà Nội
- Quán ốc bình dân Hà Nội được Michelin gợi ý
- Lạp xưởng nướng đá ở Hà Nội hút khách ăn đêm
- Mang món bánh đường phố Trung Đông từ Ukraine về Hà Nội