Từ 7h sáng, hàng nghìn người dân, học sinh, sinh viên, viên chức, lãnh đạo thành phố có mặt ở phố đi bộ Nguyễn Huệ tham gia đồng diễn áo dài chào mừng Quốc tế Phụ nữ 8/3 và 10 năm Lễ hội Áo dài TP HCM.
Từ 7h sáng, hàng nghìn người dân, học sinh, sinh viên, viên chức, lãnh đạo thành phố có mặt ở phố đi bộ Nguyễn Huệ tham gia đồng diễn áo dài chào mừng Quốc tế Phụ nữ 8/3 và 10 năm Lễ hội Áo dài TP HCM.
Mọi người trong trang phục rực rỡ, xếp hàng dài hàng trăm mét, thực hiện đồng diễn theo biên đạo.
Lễ hội Áo dài TP HCM năm 2024 có chủ đề “Tôi yêu Áo dài Việt Nam”, diễn ra từ ngày 7 đến 17/3. Chuỗi hoạt động lễ hội diễn ra tại các địa điểm Công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và đường đi bộ Nguyễn Huệ, Công viên Lam Sơn, Nhà Văn hóa Thanh niên, Bảo tàng Áo dài, Quảng trường QT4 (Công viên Bờ sông Sài Gòn Thủ Đức) và tại các di tích lịch sử, văn hóa, điểm du lịch nổi tiếng của TP HCM.
Mọi người trong trang phục rực rỡ, xếp hàng dài hàng trăm mét, thực hiện đồng diễn theo biên đạo.
Lễ hội Áo dài TP HCM năm 2024 có chủ đề “Tôi yêu Áo dài Việt Nam”, diễn ra từ ngày 7 đến 17/3. Chuỗi hoạt động lễ hội diễn ra tại các địa điểm Công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và đường đi bộ Nguyễn Huệ, Công viên Lam Sơn, Nhà Văn hóa Thanh niên, Bảo tàng Áo dài, Quảng trường QT4 (Công viên Bờ sông Sài Gòn Thủ Đức) và tại các di tích lịch sử, văn hóa, điểm du lịch nổi tiếng của TP HCM.
Những người tham gia đều có một cành hoa hồng trên tay để tạo thêm màu sắc cho buổi đồng diễn.
Trong 10 ngày lễ hội, có 14 hoạt động chính dành cho người dân và khu khác tham dự, nổi bật như đồng diễn với áo dài, cuộc thi “Duyên dáng áo dài TP HCM”, cuộc thi “Vẽ trên áo dài”, cuộc thi thiết kế logo kỷ niệm 10 năm Lễ hội Áo dài TP HCM, triển lãm và tương tác với Áo dài, miễn, giảm vé cho du khách, người dân thành phố mặc áo dài đến tham quan Bảo tàng Áo dài, Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ và Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh.
Những người tham gia đều có một cành hoa hồng trên tay để tạo thêm màu sắc cho buổi đồng diễn.
Trong 10 ngày lễ hội, có 14 hoạt động chính dành cho người dân và khu khác tham dự, nổi bật như đồng diễn với áo dài, cuộc thi “Duyên dáng áo dài TP HCM”, cuộc thi “Vẽ trên áo dài”, cuộc thi thiết kế logo kỷ niệm 10 năm Lễ hội Áo dài TP HCM, triển lãm và tương tác với Áo dài, miễn, giảm vé cho du khách, người dân thành phố mặc áo dài đến tham quan Bảo tàng Áo dài, Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ và Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh.
Hơn 100 phụ nữ quận Tân Phú đến phố đi bộ Nguyễn Huệ tham gia đồng diễn lễ hội áo dài. “Chúng tôi thức từ sớm đi cùng nhau đến đây tham gia lễ hội, ai nấy đều vui vẻ, phấn khởi khi tham gia chương trình”, chị Huỳnh Thị Xuân Mai (bìa phải) nói.
Hơn 100 phụ nữ quận Tân Phú đến phố đi bộ Nguyễn Huệ tham gia đồng diễn lễ hội áo dài. “Chúng tôi thức từ sớm đi cùng nhau đến đây tham gia lễ hội, ai nấy đều vui vẻ, phấn khởi khi tham gia chương trình”, chị Huỳnh Thị Xuân Mai (bìa phải) nói.
Được nhà trường khuyến khích tham gia, Tuyết Linh học sinh lớp 10 trường THPT Lê Quý Đôn, quận 3, cùng bạn bè tham gia lễ hội. “Đây là lần đầu em tham gia chương trình, thấy rất thú vị, nhiều cái hay và đầy màu sắc, để mọi người biết đến truyền thống văn hoá Việt Nam”, Linh nói.
Được nhà trường khuyến khích tham gia, Tuyết Linh học sinh lớp 10 trường THPT Lê Quý Đôn, quận 3, cùng bạn bè tham gia lễ hội. “Đây là lần đầu em tham gia chương trình, thấy rất thú vị, nhiều cái hay và đầy màu sắc, để mọi người biết đến truyền thống văn hoá Việt Nam”, Linh nói.
Tham gia chương trình đồng diễn còn có rất nhiều ca sĩ, người mẫu, KOL như Hoa hậu Ngọc Châu, Thu Uyên, Thanh Hà, MC Huỳnh Hoa, ca sĩ Nguyễn Phi Hùng, Kyo York.
Tham gia chương trình đồng diễn còn có rất nhiều ca sĩ, người mẫu, KOL như Hoa hậu Ngọc Châu, Thu Uyên, Thanh Hà, MC Huỳnh Hoa, ca sĩ Nguyễn Phi Hùng, Kyo York.
Hoa hậu Ngọc Châu chụp ảnh với các bạn trẻ trong Lễ hội Áo dài trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, sáng 8/3.
Hoa hậu Ngọc Châu chụp ảnh với các bạn trẻ trong Lễ hội Áo dài trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, sáng 8/3.
Nhiều phụ nữ trong trang phục áo dài màu cờ Việt Nam.
Thông qua lễ hội, TP HCM muốn bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời quảng bá hình ảnh điểm đến đến cộng đồng du khách quốc tế, tiếp tục giữ vững vị thế của du lịch TP HCM.
Nhiều phụ nữ trong trang phục áo dài màu cờ Việt Nam.
Thông qua lễ hội, TP HCM muốn bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời quảng bá hình ảnh điểm đến đến cộng đồng du khách quốc tế, tiếp tục giữ vững vị thế của du lịch TP HCM.
Cùng với áo dài, nhiều người cũng mang theo “phụ kiện” nón lá, một biểu tượng truyền thống của phụ nữ Việt Nam.
Cùng với áo dài, nhiều người cũng mang theo “phụ kiện” nón lá, một biểu tượng truyền thống của phụ nữ Việt Nam.
Những bộ áo dài được cách điệu hoa sen, cũng là một trong những biểu tượng của vẻ đẹp Việt Nam. Ban tổ chức cho biết lễ hội áo dài năm nay có 30 nhà thiết kế áo dài nổi tiếng đến từ nhiều địa phương trên cả nước tham gia thiết kế nhiều kiểu dáng.
Những bộ áo dài được cách điệu hoa sen, cũng là một trong những biểu tượng của vẻ đẹp Việt Nam. Ban tổ chức cho biết lễ hội áo dài năm nay có 30 nhà thiết kế áo dài nổi tiếng đến từ nhiều địa phương trên cả nước tham gia thiết kế nhiều kiểu dáng.
Lễ hội Áo dài TP HCM lần đầu tiên được tổ chức từ năm 2014 tại Công viên Văn hóa Đầm Sen với 4 hoạt động. Đến năm 2017, lễ hội phát triển về quy mô và chất lượng khi lần đầu tiên được tổ chức tại trung tâm thành phố với chuỗi 11 hoạt động. Đến nay, Lễ hội Áo dài được tổ chức định kỳ vào đầu tháng 3 tại Công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và đường đi bộ Nguyễn Huệ, thu hút hàng nghìn người tham gia.
Ngành du lịch TP HCM kỳ vọng các hoạt động trong lễ hội sẽ tạo được sự lan tỏa qua hành động mặc áo dài trong các hoạt động tiếp dân và tại công sở trong thời gian diễn ra lễ hội.
Lễ hội Áo dài TP HCM lần đầu tiên được tổ chức từ năm 2014 tại Công viên Văn hóa Đầm Sen với 4 hoạt động. Đến năm 2017, lễ hội phát triển về quy mô và chất lượng khi lần đầu tiên được tổ chức tại trung tâm thành phố với chuỗi 11 hoạt động. Đến nay, Lễ hội Áo dài được tổ chức định kỳ vào đầu tháng 3 tại Công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và đường đi bộ Nguyễn Huệ, thu hút hàng nghìn người tham gia.
Ngành du lịch TP HCM kỳ vọng các hoạt động trong lễ hội sẽ tạo được sự lan tỏa qua hành động mặc áo dài trong các hoạt động tiếp dân và tại công sở trong thời gian diễn ra lễ hội.
Thanh Tùng