Trong thời gian diễn ra VnExpress Marathon Huế 2024, Đại nội sẽ mở cửa miễn phí cho runner tham dự giải đấu.
Đại nội được xây dựng năm 1804 dưới thời vua Gia Long, đến năm 1833 đời vua Minh Mạng mới hoàn thiện với khoảng 147 công trình nhỏ.
Giá vé tham quan cho du khách là 200.000 đồng. Ảnh: Võ Thạnh
Trong thời gian diễn ra VnExpress Marathon Huế 2024, Đại nội sẽ mở cửa miễn phí cho runner tham dự giải đấu.
Đại nội được xây dựng năm 1804 dưới thời vua Gia Long, đến năm 1833 đời vua Minh Mạng mới hoàn thiện với khoảng 147 công trình nhỏ.
Giá vé tham quan cho du khách là 200.000 đồng. Ảnh: Võ Thạnh
Phía trong Đại nội, điện Kiến Trung là một trong những công trình vừa được trùng tu. Điện mở cửa đón khách tham quan trở lại từ Tết Nguyên Đán. Nơi đây đã đón hàng chục nghìn du khách vào dịp năm mới. Ảnh: Phước Tuấn
Phía trong Đại nội, điện Kiến Trung là một trong những công trình vừa được trùng tu. Điện mở cửa đón khách tham quan trở lại từ Tết Nguyên Đán. Nơi đây đã đón hàng chục nghìn du khách vào dịp năm mới. Ảnh: Phước Tuấn
Cung An Định tọa lạc bên bờ sông An Cựu, nay là số nhà 97, đường Phan Đình Phùng, TP Huế. Nơi đây được ví von là “cung điện mùa hè” của triều đình Huế, vừa mang dáng dấp của những tòa lâu đài châu Âu và có những nét họa tiết hoa văn truyền thống cung đình Huế.
Cung An Định trước đây là phủ Phụng Hóa, được vua Đồng Khánh xây dựng riêng cho vua Khải Định lúc còn là thái tử. Vua Khải Định lên ngôi, cung An Định được trao lại cho hoàng tử Vĩnh Thụy, tức vua Bảo Đại sau này. Đây cũng là bối cảnh của bộ phim Gái già lắm chiêu 5.
Giá vé tham quan 50.000 đồng. Ảnh: Nguyễn Chí Nam
Cung An Định tọa lạc bên bờ sông An Cựu, nay là số nhà 97, đường Phan Đình Phùng, TP Huế. Nơi đây được ví von là “cung điện mùa hè” của triều đình Huế, vừa mang dáng dấp của những tòa lâu đài châu Âu và có những nét họa tiết hoa văn truyền thống cung đình Huế.
Cung An Định trước đây là phủ Phụng Hóa, được vua Đồng Khánh xây dựng riêng cho vua Khải Định lúc còn là thái tử. Vua Khải Định lên ngôi, cung An Định được trao lại cho hoàng tử Vĩnh Thụy, tức vua Bảo Đại sau này. Đây cũng là bối cảnh của bộ phim Gái già lắm chiêu 5.
Giá vé tham quan 50.000 đồng. Ảnh: Nguyễn Chí Nam
Lăng Khải Định, còn gọi là Ứng Lăng, nằm ở triền núi Châu Chữ thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy là nơi an nghỉ của vua Khải Định (1885 -1925). Lăng được xây trong 11 năm, bắt đầu từ năm 1920. Từ trên lăng có thể nhìn bao quát được cả một vùng đồi núi rộng lớn, xung quanh là những rừng cây bao phủ, khung cảnh thiên nhiên hài hòa.
Đây là khu lăng mộ pha trộn kiến trúc Đông – Tây. Vật liệu do vua cử người sang các nước Pháp, Nhật, Trung Quốc để mang về.
Giá vé tham quan 150.000 đồng. Ảnh: Võ Thạnh
Lăng Khải Định, còn gọi là Ứng Lăng, nằm ở triền núi Châu Chữ thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy là nơi an nghỉ của vua Khải Định (1885 -1925). Lăng được xây trong 11 năm, bắt đầu từ năm 1920. Từ trên lăng có thể nhìn bao quát được cả một vùng đồi núi rộng lớn, xung quanh là những rừng cây bao phủ, khung cảnh thiên nhiên hài hòa.
Đây là khu lăng mộ pha trộn kiến trúc Đông – Tây. Vật liệu do vua cử người sang các nước Pháp, Nhật, Trung Quốc để mang về.
Giá vé tham quan 150.000 đồng. Ảnh: Võ Thạnh
Lăng Tự Đức nằm ở phường Thủy Xuân, TP Huế là nơi yên nghỉ vua Tự Đức (1829 – 1883), vị vua có thời gian trị vì triều Nguyễn lâu nhất với 36 năm. Nơi đây còn có tên gọi là Khiêm Lăng, được xây dựng từ năm 1866 đến năm 1873. Lăng Tự Đức có khuôn viên rộng, nằm ở khu vực cao nhất, xung quanh được bao bọc bởi rừng thông cổ thụ.
Giá vé tham quan 150.000 đồng. Ảnh: Võ Thạnh
Lăng Tự Đức nằm ở phường Thủy Xuân, TP Huế là nơi yên nghỉ vua Tự Đức (1829 – 1883), vị vua có thời gian trị vì triều Nguyễn lâu nhất với 36 năm. Nơi đây còn có tên gọi là Khiêm Lăng, được xây dựng từ năm 1866 đến năm 1873. Lăng Tự Đức có khuôn viên rộng, nằm ở khu vực cao nhất, xung quanh được bao bọc bởi rừng thông cổ thụ.
Giá vé tham quan 150.000 đồng. Ảnh: Võ Thạnh
Lăng vua Minh Mạng còn gọi là Hiếu Lăng, nằm ở xã Hương Thọ, bên dòng sông Hương. Lăng được khởi công xây dựng từ tháng 9/1840. Công trình đang tiến hành xây dựng thì vua Minh Mạng lâm bệnh và qua đời ngày 20/1/1841. Sau đó, vua Thiệu Trị lên ngôi và ra lệnh gấp rút xây dựng. Đến năm 1843, công trình cơ bản hoàn thành.
Cổng chính và cổng đầu tiên có tên Đại Hồng Môn, nằm trên đường Thần đạo của lăng. Ở khu vực mộ phần của Hoàng đế Minh Mạng, phía trước là hồ nước với hình trăng non có tên Tân nguyệt trì ôm lấy Bửu thành. Hồ hình bán nguyệt ví như yếu tố âm bao bọc, che chở yếu tố dương là Bửu thành.
Giá vé tham quan 150.000 đồng. Ảnh: Võ Thạnh
Lăng vua Minh Mạng còn gọi là Hiếu Lăng, nằm ở xã Hương Thọ, bên dòng sông Hương. Lăng được khởi công xây dựng từ tháng 9/1840. Công trình đang tiến hành xây dựng thì vua Minh Mạng lâm bệnh và qua đời ngày 20/1/1841. Sau đó, vua Thiệu Trị lên ngôi và ra lệnh gấp rút xây dựng. Đến năm 1843, công trình cơ bản hoàn thành.
Cổng chính và cổng đầu tiên có tên Đại Hồng Môn, nằm trên đường Thần đạo của lăng. Ở khu vực mộ phần của Hoàng đế Minh Mạng, phía trước là hồ nước với hình trăng non có tên Tân nguyệt trì ôm lấy Bửu thành. Hồ hình bán nguyệt ví như yếu tố âm bao bọc, che chở yếu tố dương là Bửu thành.
Giá vé tham quan 150.000 đồng. Ảnh: Võ Thạnh
Lăng vua Gia Long hay Thiên Thọ lăng tọa ở thôn Định Môn, ở xã Hương Thọ là nơi an nghỉ của hoàng đế Gia Long (1762- 1820) cùng hai người vợ là Thừa Thiên Cao Hoàng hậu, Thuận Thiên Cao Hoàng hậu và một số thành viên trong hoàng tộc triều Nguyễn.
Nơi đây được đánh giá có vị trí phong thủy đẹp nhất trong các lăng của hoàng đến triều Nguyễn. Trải qua nhiều biến cố, quần thể lăng vua Gia Long bị hư hỏng. Năm 2020, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế bắt đầu tu bổ quần thể di tích lăng vua Gia Long với kinh phí hơn 40 tỷ đồng.
Giá vé tham quan 150.000 đồng. Ảnh: Võ Thạnh
Lăng vua Gia Long hay Thiên Thọ lăng tọa ở thôn Định Môn, ở xã Hương Thọ là nơi an nghỉ của hoàng đế Gia Long (1762- 1820) cùng hai người vợ là Thừa Thiên Cao Hoàng hậu, Thuận Thiên Cao Hoàng hậu và một số thành viên trong hoàng tộc triều Nguyễn.
Nơi đây được đánh giá có vị trí phong thủy đẹp nhất trong các lăng của hoàng đến triều Nguyễn. Trải qua nhiều biến cố, quần thể lăng vua Gia Long bị hư hỏng. Năm 2020, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế bắt đầu tu bổ quần thể di tích lăng vua Gia Long với kinh phí hơn 40 tỷ đồng.
Giá vé tham quan 150.000 đồng. Ảnh: Võ Thạnh
Lăng vua Thiệu Trị nằm ở làng Cư Chánh xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, là nơi chôn cất hoàng đế Thiệu Trị (1807-1847), vị vua thứ ba của triều Nguyễn. So với lăng Gia Long và Minh Mạng, lăng Thiệu Trị gần kinh thành nhất, là lăng duy nhất trong hệ thống di tích lăng tẩm triều Nguyễn xoay về hướng Tây Bắc.
Giá vé tham quan chỉ 50.000 đồng do quần thể lăng vua Thiệu Trị có nhiều công trình bị hư hại do chiến tranh. Ảnh: Võ Thạnh
Lăng vua Thiệu Trị nằm ở làng Cư Chánh xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, là nơi chôn cất hoàng đế Thiệu Trị (1807-1847), vị vua thứ ba của triều Nguyễn. So với lăng Gia Long và Minh Mạng, lăng Thiệu Trị gần kinh thành nhất, là lăng duy nhất trong hệ thống di tích lăng tẩm triều Nguyễn xoay về hướng Tây Bắc.
Giá vé tham quan chỉ 50.000 đồng do quần thể lăng vua Thiệu Trị có nhiều công trình bị hư hại do chiến tranh. Ảnh: Võ Thạnh
Tư Lăng – nơi an nghỉ của vua Đồng Khánh, nằm trên núi Cư Sĩ và đồi Hộ Thuận Sơn, phường Thủy Xuân, TP Huế. Công trình này xây dựng trong 35 năm, qua bốn đời vua, bắt đầu cuối đời vua Đồng Khánh và đến đời vua Khải Định mới hoàn chỉnh.
Tư Lăng có hơn 20 công trình lớn, nhỏ. Kiến trúc tương tự lăng mộ các vị vua trước như Tự Đức, Thiệu Trị.
Giá vé tham quan 100.000 đồng. Ảnh: Võ Thạnh
Tư Lăng – nơi an nghỉ của vua Đồng Khánh, nằm trên núi Cư Sĩ và đồi Hộ Thuận Sơn, phường Thủy Xuân, TP Huế. Công trình này xây dựng trong 35 năm, qua bốn đời vua, bắt đầu cuối đời vua Đồng Khánh và đến đời vua Khải Định mới hoàn chỉnh.
Tư Lăng có hơn 20 công trình lớn, nhỏ. Kiến trúc tương tự lăng mộ các vị vua trước như Tự Đức, Thiệu Trị.
Giá vé tham quan 100.000 đồng. Ảnh: Võ Thạnh
Đàn Nam Giao thuộc phường Trường An, TP Huế là nơi các vua nhà Nguyễn tổ chức lễ tế đất trời vào mùa xuân hàng năm. Công trình xây dựng năm 1806 và lễ tế đầu tiên diễn ra năm 1807.
Giá vé vào tham quan 50.000 đồng. Ảnh: Võ Thạnh
Đàn Nam Giao thuộc phường Trường An, TP Huế là nơi các vua nhà Nguyễn tổ chức lễ tế đất trời vào mùa xuân hàng năm. Công trình xây dựng năm 1806 và lễ tế đầu tiên diễn ra năm 1807.
Giá vé vào tham quan 50.000 đồng. Ảnh: Võ Thạnh
Bảo tàng cổ vật cung đình Huế nằm trên đường Lê Trực, phường Đông Ba, TP Huế. Nơi này trước đây là điện Long An, được xây dựng từ năm 1845, thời vua Thiệu Trị.
Đây là một trong những bảo tàng đầu tiên của Việt Nam khi được thành lập năm 1923 với tên gọi ban đầu là Musée Khải Định (Bảo tàng Khải Định).
Bảo tàng hiện lưu giữ và trưng bày hơn 11.000 cổ vật Huế xưa, phần lớn có xuất xứ từ cung đình triều Nguyễn. Ngoài ra, còn có khu cổ vật Champa thành lập theo quyết định ngày 26/12/1927 của vua Khải Định.
Giá vé tham quan 50.000 đồng. Ảnh: Võ Thạnh
Bảo tàng cổ vật cung đình Huế nằm trên đường Lê Trực, phường Đông Ba, TP Huế. Nơi này trước đây là điện Long An, được xây dựng từ năm 1845, thời vua Thiệu Trị.
Đây là một trong những bảo tàng đầu tiên của Việt Nam khi được thành lập năm 1923 với tên gọi ban đầu là Musée Khải Định (Bảo tàng Khải Định).
Bảo tàng hiện lưu giữ và trưng bày hơn 11.000 cổ vật Huế xưa, phần lớn có xuất xứ từ cung đình triều Nguyễn. Ngoài ra, còn có khu cổ vật Champa thành lập theo quyết định ngày 26/12/1927 của vua Khải Định.
Giá vé tham quan 50.000 đồng. Ảnh: Võ Thạnh
Thanh Lan
VnExpress Marathon Huế diễn ra ngày 21/4. Hiện tại, giải đang mở bán Bib với mức giá ưu đãi 15% cho tất cả cự ly nhân dịp 8/3. Năm nay, giải có sự điều chỉnh về cung đường. Trong đó, điểm xuất phát của bốn cự ly là khu vực đường Lê Duẩn (gần cửa Nhà Đồ), điểm về đích gần cửa Quảng Đức. Đường chạy sẽ đi qua nhiều di tích nổi tiếng, mang đậm dấu ấn cố đô. Độc giả quan tâm đăng ký tại đây.
- Bác sĩ chuyên cosplay Vô Diện tại các giải marathon
- VnExpress Marathon Huế ưu đãi 15% giá Bib dịp 8/3
- Runner cosplay cổ phục chạy đêm TP HCM
- Doãn Oanh – nhà vô địch ngoài dự đoán ở giải chạy đêm TP HCM